Trong các giao dịch mua bán thực tế, chúng ta thường xuyên gặp trường hợp Bên mua thỏa thuận giao cho Bên bán một khoản tiền và khẳng định là tiền đặt cọc. Đây là đặt cọc để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng mua bán. Trong trường hợp Bên bán không giao hàng thì phải xử lý vấn đề đặt cọc như thế nào theo quy định của pháp luật?
Căn cứ khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Mục đích của đặt cọc: Là nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, bao gồm: nghĩa vụ thực hiện việc giao kết hợp đồng, hoặc nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, hoặc nghĩa vụ nhằm thực hiện cả việc giao kết và thực hiện hợp đồng.
Vậy, việc đặt cọc nhưng không giao hàng có thể hiểu là bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc tài sản đặt cọc trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng, tuy nhiên, bên nhận đặt cọc không thực hiện nghĩa vụ của mình, cụ thể là việc giao hàng cho bên đặt cọc theo thỏa thuận.
Căn cứ khoản 2 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015, trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, nếu các bên không có thỏa thuận khác, thì bên đặt cọc được nhận lại tiền đặt cọc khi bên bán (bên nhận đặt cọc) không giao hàng.
Căn cứ Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, trách nhiệm của các bên trong vấn đề đặt cọc nhưng không giao hàng được xác định như sau:
Trừ trường hợp hai bên còn có thỏa thuận khác về vấn đề vi phạm nghĩa vụ giao kết, thực hiện hợp đồng, về nguyên tắc, đối với bên đặt cọc khi vi phạm thì tài sản đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc, còn đối với bên nhận đặt cọc thì tài sản đặt cọc phải được trả cho bên đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc.
Theo quy định tại Điều 38 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, quyền và nghĩa vụ của các bên được quy định như sau:
Bên đặt cọc, bên ký cược có quyền, nghĩa vụ:
Bên nhận đặt cọc có quyền, nghĩa vụ:
Căn cứ theo khoản 2 Điều 328 và Điều 360 Bộ luật Dân sự 2015, theo đó trong trường hợp bên nhận cọc vi phạm nghĩa vụ thì bên đặt cọc sẽ được nhận lại tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương với giá trị tài sản đặt cọc nếu các bên không có thỏa thuận khác.
Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Như vậy, nếu bên đặt cọc chứng minh được thiệt hại thực tế diễn ra sẽ được quyền yêu cầu bên bán bồi thường khi vi phạm nghĩa vụ.
Hành vi đặt cọc nhưng không giao hàng được xem là vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng, căn cứ theo điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 423, Điều 427 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng sẽ bị hủy bỏ, bên nhận đặt cọc phải trả lại tiền cọc và phải chịu phạt cọc. Do đó, khi một trong các bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ đặt cọc thì phải chịu trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định.
Ngoài ra, hành vi đặt cọc nhưng không giao hàng có thể bị xử lý hình sự, nếu hành vi đó có dấu hiệu gian dối nhằm chiếm đoạt số tiền đặt cọc của bên đặt cọc (chẳng hạn như tạo ra thông tin sai lệch, không đúng sự thật để đánh lừa người khác,..) thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm a, điểm c khoản 3 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017).
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về đặt cọc nhưng không giao hàng mà NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn