Xử lý chất thải y tế được thực hiện như thế nào theo quy định mới nhất?

Những năm gần đây, việc quản lý, xử lý chất thải y tế tại các bệnh viện luôn được quan tâm. Nếu không được xử lý đúng cách có thể gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe của cộng đồng hay thậm chí là của nhân viên y tế. Mỗi bệnh viện hiện nay đều nhận thức được tầm quan trọng của quy trình này. Vì vậy, trong bài viết sau đây, NPLaw sẽ cung cấp các quy định liên quan về xử lý chất thải y tế.

I. Xử lý chất thải y tế là gì?

Chất thải y tế nguy hại là chất thải mà trong thành phần của nó có chứa các yếu tố gây nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường sống, dễ lây nhiễm, dễ cháy – nổ, gây ngộ độc, ăn mòn, phóng xạ hoặc có những đặc tính nguy hại nếu không được xử lý an toàn. Xử lý chất thải y tế có thể hiểu là việc áp dụng các biện pháp thích hợp như thu gom, phân loại, làm mất tính nguy hại của chất thải y tế đối với môi trường xung quanh.

II. Xử lý chất thải trong hoạt động y tế được quy định ra sao?

Căn cứ theo Điều 42 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định về xử lý chất thải như sau:

1. Chất thải y tế thông thường phải được phân loại, thu gom riêng biệt với chất thải y tế nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt và được quản lý như đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường quy định tại Mục 3 Chương này; không được tái chế chất thải y tế nguy hại để sản xuất các đồ dùng, bao bì sử dụng trong lĩnh vực thực phẩm.

2. Chất thải y tế nguy hại phải được phân loại, thu gom riêng biệt với chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải rắn sinh hoạt trước khi đưa vào khu vực lưu giữ tại cơ sở phát sinh theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải y tế. Trường hợp chất thải y tế nguy hại được tự xử lý, thu hồi năng lượng tại cơ sở thì căn cứ vào công nghệ, kỹ thuật hiện có, chủ nguồn thải chất thải y tế nguy hại được lựa chọn phân loại hoặc không phân loại chất thải y tế nguy hại.3. Phương tiện, thiết bị vận chuyển chất thải y tế nguy hại phải bảo đảm đáp ứng các quy định và các yêu cầu đặc thù về bảo vệ môi trường sau:

a) Chất thải y tế nguy hại trước khi vận chuyển phải đóng gói trong các bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải y tế, bảo đảm không bị bục, vỡ hoặc phát tán chất thải trong quá trình vận chuyển;

b) Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế nguy hại lắp đặt trên phương tiện vận chuyển phải có thành, đáy, nắp kín, kết cấu cứng, chịu va chạm, không bị rách, vỡ, rò rỉ chất thải, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển; được lắp cố định hoặc có thể tháo rời trên phương tiện vận chuyển và bảo đảm không bị rơi, đổ trong quá trình vận chuyển chất thải;

c) Phương tiện vận chuyển chất thải y tế nguy hại phải có thùng hoặc khoang kín được bảo ôn; kích thước của thùng chứa gắn trên phương tiện vận chuyển thực hiện theo quy định của pháp luật về giao thông vận tải;

d) Đối với các khu vực không sử dụng được phương tiện vận chuyển chuyên dụng để vận chuyển chất thải y tế nguy hại, được sử dụng các loại phương tiện vận chuyển là xe mô tô, xe gắn máy có thùng chứa và được gắn chặt trên giá để hàng (phía sau vị trí ngồi lái); kích thước của thùng chứa gắn trên xe mô tô, xe gắn máy thực hiện theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ.

4. Chất thải y tế nguy hại được xử lý theo thứ tự ưu tiên sau:

a) Xử lý tại cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có hạng mục xử lý chất thải y tế;

b) Xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm cơ sở y tế (chất thải y tế của một cụm cơ sở y tế được thu gom và xử lý tại hệ thống, thiết bị xử lý của một cơ sở trong cụm);

c) Tự xử lý tại công trình, thiết bị xử lý chất thải y tế nguy hại trong khuôn viên cơ sở y tế.

Như vậy, chất thải y tế phải được phân loại, thu gom riêng biệt.

Trước khi vận chuyển phải đóng gói trong các bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa theo quy định

Phương tiện vận chuyển chất thải y tế nguy hại phải có thùng hoặc khoang kín được bảo ôn; kích thước của thùng chứa gắn trên phương tiện vận chuyển.

III. Xử lý chất thải y tế được thực hiện như thế nào theo quy định mới nhất?

Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 20/2021/TT-BYT quy định về thu gom chất thải y tế như sau:

1. Thu gom chất thải lây nhiễm

Cơ sở y tế quy định luồng đi và thời điểm thu gom chất thải lây nhiễm phù hợp để hạn chế ảnh hưởng đến khu vực chăm sóc người bệnh và khu vực khác trong cơ sở y tế;

  • Dụng cụ thu gom chất thải phải bảo đảm kín, không rò rỉ dịch thải trong quá trình thu gom;
  • Chất thải lây nhiễm phải thu gom riêng từ nơi phát sinh về khu vực lưu giữ chất thải tạm thời trong cơ sở y tế. Trước khi thu gom, túi đựng chất thải phải buộc kín miệng, thùng đựng chất thải phải có nắp đậy kín;
  • Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải xử lý sơ bộ ở gần nơi phát sinh chất thải để loại bỏ mầm bệnh bằng thiết bị khử khuẩn. Đối với cơ sở y tế không có thiết bị khử khuẩn chất thải, trước khi thu gom túi đựng chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải buộc kín miệng túi và tiếp tục bỏ vào túi đựng chất thải lây nhiễm thứ 2, buộc kín miệng túi và bỏ vào thùng thu gom chất thải lây nhiễm, bên ngoài thùng có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ LÂY NHIỄM CAO”, được thu gom, lưu giữ riêng tại khu lưu giữ chất thải lây nhiễm để xử lý hoặc chuyển cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định;
  • Chất thải lây nhiễm dạng lỏng thu gom vào hệ thống thu gom nước thải y tế của cơ sở y tế và quản lý theo quy định về quản lý nước thải y tế;
  • Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế tối thiểu một lần một ngày. Đối với các cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05 kg trong một ngày, chất thải lây nhiễm được thu gom với tần suất tối thiểu một lần một ngày, chất thải lây nhiễm sắc nhọn được thu gom tối thiểu là một lần một tháng.

2. Thu gom chất thải nguy hại không lây nhiễm

  • Chất thải nguy hại không lây nhiễm được thu gom, lưu giữ riêng tại khu lưu giữ chất thải trong cơ sở y tế;
  • Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân được thu gom và lưu giữ riêng trong các hộp bằng nhựa hoặc các vật liệu phù hợp, bảo đảm không bị rò rỉ, phát tán hơi thủy ngân ra môi trường.
  • Thu gom chất thải rắn thông thường: chất thải rắn thông thường sử dụng để tái chế và chất thải rắn thông thường không sử dụng để tái chế được thu gom riêng.
  • Thu gom chất thải lỏng không nguy hại: chất thải lỏng không nguy hại được thu gom vào hệ thống thu gom nước thải của cơ sở y tế và quản lý theo quy định về quản lý nước thải y tế. Khí thải phải được xử lý, loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh trước khi xả ra môi trường xung quanh.

3. Thu gom nước thải

  • Hệ thống thu gom nước thải phải là hệ thống kín và bảo đảm thu gom toàn bộ lượng nước thải phát sinh trong cơ sở y tế;
  • Nước thải y tế được thu gom và xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý nước thải.

IV. Hoạt động xử lý chất thải y tế cần tuân thủ yêu cầu về bảo vệ môi trường như thế nào?

Căn cứ theo Điều 62 Luật Bảo vệ môi trường 2020, hoạt động xử lý chất thải y tế cần tuân thủ yêu cầu về bảo vệ môi trường như sau:

a) Thu gom, xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi xả ra môi trường;

b) Phân loại chất thải rắn tại nguồn; thực hiện thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Trường hợp chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường lẫn vào chất thải y tế lây nhiễm thì phải quản lý như đối với chất thải y tế lây nhiễm;c) Ưu tiên lựa chọn công nghệ không đốt, thân thiện môi trường và đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trong xử lý chất thải y tế lây nhiễm;

d) Khuyến khích việc khử khuẩn chất thải y tế lây nhiễm để loại bỏ mầm bệnh có nguy cơ lây nhiễm trước khi chuyển về nơi xử lý tập trung;

đ) Có kế hoạch, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế gây ra;

e) Xử lý khí thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;

g) Xây dựng, vận hành công trình vệ sinh, hệ thống thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải theo quy định.

Như vậy, trong hoạt động y tế cần phải đáp ứng về các yêu cầu nêu trên để bảo vệ môi trường xung quanh.

5. Nguyên tắc về xử lý chất thải y tế của phòng khám chuyên khoa phải thỏa mãn những gì?

Đối với phòng khám chuyên khoa phải tuân thủ quy định về phân loại chất thải y tế theo Điều 6 Thông tư 20/2021/TT-BYT như sau:

Phải tuân thủ các nguyên tắc phân loại gồm:

  • Chất thải y tế phải phân loại để quản lý ngay tại nơi phát sinh và tai thời điểm phát sinh;
  • Từng loại chất thải y tế phải phân loại riêng vào trong bao bì, dụng cụ thiết bị lưu chứa chất thải theo quy định.
  • Trường hợp các chất thải y tế nguy hại không có khả năng phản ứng, tương tác với nhau và áp dụng cùng một phương pháp xử lý có thể được phân loại chung vào cùng một bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa (trừ chất thải lây nhiễm sắc nhọn);
  • Trường hợp chất thải lây nhiễm để lẫn với chất thải khác thì hỗn hợp chất thải đó phải thu gom, lưu giữ và xử lý như chất thải lây nhiễm và tiếp tục thực hiện quản lý theo tính chất của chất thải sau xử lý.

VI. Các vi phạm phổ biến về xử lý chất thải y tế hiện nay

Thực trạng rác thải y tế tại Việt Nam ngày càng diễn biến theo hướng hết sức phức tạp. Theo các con số thống kê được, mỗi ngày có tới 120.000 m3 nước thải y tế,  350 – 400 tấn chất thải y tế (trong đó có khoảng 42 tấn chất thải y tế nguy hại) được thải ra ngoài môi trường.

Tuy nhiên, đứng trước thực trạng trên thì nhiều cơ sở y tế vẫn chưa quan tâm đến việc xử lý rác thải y tế. Hiện nay, mới chỉ có 53.4% trong số 1263 bệnh viện có công trình xử lý nước thải, 90% số bệnh viện đã thu gom hàng ngày, 67% cơ sở ý tế có lò đốt, 32.2 % xử lý rác thải y tế bằng lò thủ công hoặc công nghệ chôn lấp bệnh viện.Với tình hình trên, nếu không có biện pháp xử lý thích đáng và kịp thời thì tình trạng rác thải y tế gây ô nhiễm môi trường ở Việt Nam sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Hệ lụy của việc này là đe dọa sự sống của các loài sinh vật trong một môi trường ô nhiễm, gia tăng nguy cơ bệnh tật, ảnh hưởng đến kinh tế xã hội và cả đến tính mạng con người.

VII. Xử lý chất thải y tế không theo quy định bị phạt bao nhiêu?

Theo Nghị định 55/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tùy theo tính chất mức độ của hành vi không xử lý chất thải y tế theo quy định có thể bị phạt hành chính lên đến đến 100.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý chất thải; không vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đồng thời với quá trình vận hành thử nghiệm dự án; xây lắp không đúng quy định công trình xử lý chất thải theo Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trong các trường hợp: giảm công suất dẫn đến không đủ khả năng xử lý chất thải phát sinh, thay đổi công nghệ, thiếu công đoạn xử lý;

Trên đây là những thông tin cơ bản, cần thiết về xử lý chất thải y tế. Quý bạn đọc nếu chưa nắm rõ các quy trình cũng như cần tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến xử lý chất thải y tế, có thể liên hệ cho đội ngũ của NPLaw để được giải đáp bảo vệ quyền lợi của mình. Xin cảm ơn.


Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan