Hiện nay trong cuộc sống thường ngày, là một người cẩn thận nhất cũng có thể làm hư hỏng, mất một cái gì đó rất quan trọng. Chúng ta đã thường nghe nhiều về mất, hư hỏng di chúc nhưng còn tài sản thừa kế bị hư hỏng thì ít khi được đề cập đến. Chính vì lý do đó, NPLaw xin chia sẻ thêm các thông tin và quy định pháp luật xoay quanh chủ đề “Xử lý như thế nào khi tài sản thừa kế bị hư hỏng”.
Việc đối tượng của di chúc hay thừa kế theo pháp luật là tài sản bị hư hỏng có thể gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người thừa kế. Trong thực tế cuộc sống không phải bất kỳ ai cũng có thể bảo đảm mình có khả năng bảo quản, giữ gìn tài sản một cách toàn vẹn nhất. Xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, bằng một nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan ảnh hưởng đến tài sản thừa kế bị hư hỏng, cần tìm hiểu quy định pháp luật để xử lý kịp thời, phù hợp khi gặp trường hợp nêu trên.
Hiện nay Bộ luật Dân sự 2015 nói riêng và quy định pháp luật nói chung chưa có định nghĩa cụ thể về “tài sản thừa kế bị hư hỏng”. Tuy nhiên chúng ta có thể hiểu như sau, tài sản thừa kế bị hư hỏng là tài sản thuộc quyền sở hữu của người để lại tài sản được định đoạt phân chia theo di chúc của người để lại di chúc hoặc phân chia theo quy định pháp luật nhưng vì một lý do khách quan, chủ quan dẫn đến tài sản không còn giá trị sử dụng một phần hoặc toàn phần, không có khả năng khôi phục trạng thái ban đầu.
Hiện nay theo quy định pháp luật Việt Nam chưa đề cập rõ ràng, cụ thể đến trường hợp tài sản thừa kế bị hư hỏng. Điều này phần nào gây khó khăn cho người dân khi tìm hiểu quy định về trường hợp này, khiến cho những người hưởng thừa kế gặp khó khăn trong quá trình phân chia di sản thừa kế. Tuy nhiên, tại khoản 3 Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định “Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.” Quy định này áp dụng trong trường hợp người để lại di sản thừa kế theo hình thức để lại di chúc. Đối với trường hợp thừa kế theo pháp luật, người nhận thừa kế sẽ yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân chia di sản thừa kế dựa trên tình trạng hiện tại của di sản thừa kế.
Trong Bộ luật Dân sự 2015 có thể thấy thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Tuy nhiên vì trường hợp tài sản thừa kế bị hư hỏng cần xác định hư hỏng bao nhiêu phần trăm, giá trị còn sử dụng được là bao nhiêu,... nên khó để xác định được thời gian giải quyết tài sản thừa kế bị hư hỏng vì tùy vào từng trường hợp cụ thể thời gian sẽ khác nhau. Quý khách hàng cần tư vấn chi tiết về vấn đề này có thể liên hệ đội ngũ chuyên viên, chuyên gia của NP LAW để được hướng dẫn cụ thể.
Theo Điều 642 Bộ luật Dân sự 2015 kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu bản di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì coi như không có di chúc và áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật.
Nếu các người thừa kế tại thời điểm chưa chia di sản thừa kế mà tìm thấy di chúc thì di sản được chia theo di chúc.
Nếu tài sản thừa kế đã chia nhưng thời hiệu yêu cầu chia di sản vẫn còn, sau khi tìm lại được di chúc thì người thừa kế theo di chúc có thể yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chia lại di sản theo di chúc.
Trong thực tế, có không ít trường hợp tài sản của người lập di chúc bị mất đi một phần vào thời điểm mở thừa kế, việc hao hụt này có thể do chính người lập di chúc thực hiện hoặc bị mất mát hư hỏng do sự kiện khách quan. Điều này đã khiến cho những người hưởng thừa kế gặp khó khăn trong quá trình phân chia di sản thừa kế. Dự liệu được tình huống này, BLDS 2015 đã quy định “nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực” ( khoản 3 Điều 643 BLDS 2015). Do đó, nếu ở thời điểm mở thừa kế mà tài sản trong di chúc chỉ còn một phần thì phần di chúc liên quan đến phần tài sản đó vẫn có giá trị.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 nếu ở thời điểm mở thừa kế mà tài sản trong di chúc chỉ còn một phần, bị hao hụt thì phần di chúc liên quan đến phần tài sản đó vẫn có giá trị.
Như trình bày ở phần trên, Quý khách hàng gặp khó khăn trong quá trình thực hiện xử lý tài sản thừa kế bị hư hỏng có thể tìm đến một công ty tư vấn có chuyên môn dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực này là cần thiết. NPLaw hân hạnh được đồng hành cùng Quý khách hàng từ bước tư vấn, chuẩn bị hồ sơ đến khi hoàn tất thủ tục liên quan đến xử lý tài sản thừa kế bị hư hỏng. Nếu nội dung tư vấn trên quý khách hàng có vướng mắc, NPLaw chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của Quý khách hàng.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: Legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn