XỬ PHẠT HÀNH VI MUA CHUỘC THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH

Mua chuộc là hành vi tưởng chừng như dễ hiểu nhưng nhiều người vẫn chưa có góc nhìn đúng đắn về hành vi mua chuộc. Vì nhiều mục đích khác nhau, hành vi mua chuộc được diễn ra và trở thành một thực trạng đáng buồn trong xã hội. Thông qua bài viết này, NPLaw sẽ cùng Quý bạn đọc tìm hiểu về các quy định pháp luật liên quan đến hành vi mua chuộc.

I. Thực trạng mua chuộc hiện nay

Thực trạng mua chuộc nói chung và mua chuộc để thay đổi lời khai là một vấn đề nghiêm trọng trong hệ thống pháp luật. Khi những người có quyền lực hoặc tiền bạc mua chuộc những người chứng kiến hoặc bị cáo buộc để thay đổi lời khai, nó ảnh hưởng đến tính công bằng và minh bạch của quá trình tư pháp. Điều này cản trở công lý và gây ra sự mất niềm tin của người dân vào hệ thống pháp luật. Thế nhưng đây lại là một thực trạng đáng buồn và có thể xem là hành vi xảy ra với tần suất lớn, là câu chuyện gần như in vào suy nghĩ của những người có hành vi phạm tội nhằm mục đích giảm nhẹ hoặc thoát tội.

II. Tìm hiểu về hành vi mua chuộc

1. Mua chuộc là gì?

Tội mua chuộc người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu được quy định cụ thể tại Điều 384 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 (Sau đây gọi tắt là Bộ luật Hình sự 2015) như sau:

“1. Người nào mua chuộc hoặc cưỡng ép người làm chứng, người bị hại, đương sự trong các vụ án hình sự, hành chính, dân sự khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc không khai báo, không cung cấp tài liệu; mua chuộc hoặc cưỡng ép người giám định, người định giá tài sản kết luận gian dối, người phiên dịch, người dịch thuật dịch xuyên tạc, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

Như vậy, mua chuộc là dùng tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để lôi kéo người khác làm một việc theo ý muốn của người mua chuộc. Mua chuộc người khác khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật là dùng tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để lôi kéo người làm chứng, người bị hại khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật, người giám định kết luận gian dối, người phiên dịch dịch xuyên tạc.

2. Các yếu tố cấu thành tội mua chuộc

a) Khách thể của tội phạm: 

Tội mua chuộc người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của những cơ quan tiến hành tố tụng. Đồng thời, xâm phạm đến quyền và lợi ích của những cá nhân, tổ chức liên quan đến vụ việc.

b) Mặt khách quan của tội phạm:

Mặt khách quan của tội phạm được thể hiện qua hành vi mua chuộc người làm chứng, người bị hại, đương sự trong các vụ án hình sự, hành chính, dân sự khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc không khai báo, không cung cấp tài liệu; mua chuộc người giám định, người định giá tài sản kết luận gian dối, người phiên dịch, người dịch thuật dịch xuyên tạc. Trong đó:

- Mua chuộc là thủ đoạn dùng lợi ích vật chất (như tiền bạc, nhà, xe, …) hoặc lợi ích phi vật chất (như được khen thưởng, thông tin, bí mật, …)  để đánh đổi lấy việc kết luận giám định sai, dịch sai, khai sai hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật.

Hậu quả không phải là yếu tố bắt buộc cấu thành tội phạm này. Tức là, tội phạm hoàn thành từ thời điểm chủ thể thực hiện một trong những hành vi khách quan nêu trên.

c) Mặt chủ quan của tội phạm:

Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp.

d) Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt. Tức là, bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định cũng có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.

 Các yếu tố cấu thành tội mua chuộc

III. Quy định pháp luật về mua chuộc

1. Pháp luật quy định về hành vi mua chuộc

Pháp luật quy định về hành vi mua chuộc tại Điều 384 Bộ luật Hình sự năm 2015 như sau:

“1. Người nào mua chuộc hoặc cưỡng ép người làm chứng, người bị hại, đương sự trong các vụ án hình sự, hành chính, dân sự, kinh tế, lao động khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc không khai báo, không cung cấp tài liệu; mua chuộc hoặc cưỡng ép người giám định, người định giá tài sản kết luận gian dối, người phiên dịch, người dịch thuật dịch xuyên tạc, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm khác;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch”.

Như vậy, pháp luật hình sự đã quy định chi tiết về hành vi và hình phạt đối với tội mua chuộc.

2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi mua chuộc

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định cụ thể tại Điều 27 Bộ luật Hình sự năm 2015 cụ thể như sau:

“1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;

c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.

Tội mua chuộc là tội phạm nghiêm trọng, do đó thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 10 năm.

Giải quyết các câu hỏi liên quan đến mua chuộc

IV. Giải quyết các câu hỏi liên quan đến mua chuộc

1. Hành vi mua chuộc có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ vào Điều 384 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

“1. Người nào mua chuộc hoặc cưỡng ép người làm chứng, người bị hại, đương sự trong các vụ án hình sự, hành chính, dân sự, kinh tế, lao động khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc không khai báo, không cung cấp tài liệu; mua chuộc hoặc cưỡng ép người giám định, người định giá tài sản kết luận gian dối, người phiên dịch, người dịch thuật dịch xuyên tạc, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm khác;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch”.

Như vậy, hành vi mua chuộc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

2. Người bị mua chuộc cố tình khai báo gian dối thì bị xử lý như thế nào?

Căn cứ Điều 382 Bộ luật Hình sự 2015, quy định về tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối như sau:

“1. Người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.

Theo đó, pháp luật tố tụng hình sự không có quy định nào bắt buộc đương sự phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận tội. Do đó, việc đương sự có những lời khai nhằm mục đích bảo vệ chính họ, nếu sai thì Tòa án không công nhận thông tin đó và không thể áp dụng hình phạt được.

Những người được quy định tại khoản 1 Điều 382 nêu trên là những người hỗ trợ trực tiếp cho hoạt động tố tụng, giúp cơ quan tố tụng tìm ra sự thật và có ảnh hưởng lớn đến quyết định của Hội đồng xét xử. Nếu họ cung cấp sai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tư pháp.

Như vậy, khi những người này cung cấp sai sự thật hoặc khai báo gian dối thì họ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các mức phạt được quy định tại Điều 382 nêu trên.

V. Vấn đề mua chuộc có nên liên hệ với Luật sư không? Liên hệ như thế nào?

Vấn đề mua chuộc liên quan đến trách nhiệm hình sự, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của của thể có liên quan. Do đó, trong trường hợp có liên quan trong vụ việc mua chuộc, nếu có điều kiện, chủ thể có liên quan rất cần liên hệ và nhờ Luật sư hỗ trợ các vấn đề pháp lý. Công ty Luật TNHH Ngọc Phú với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự, cùng đội ngũ nhân sự chất lượng sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các vấn đề về mua chuộc. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan