Phòng khám đông y hay còn được biết đến là y học cổ truyền, là phương pháp được dùng trong điều trị nhiều bệnh lý hiện nay. Khi đến khám tại phòng khám đông y, bệnh nhân nên tìm hiểu kỹ để lựa chọn những phòng khám đông y uy tín, có đủ điều kiện hoạt động theo quy định pháp luật để đảm bảo việc chữa trị hiệu quả. Cùng NPLAW tìm hiểu các quy định về phòng khám đông y qua bài viết dưới đây nhé!
Y Học Cổ Truyền, còn được hiểu là Đông y có nhiều bài thuốc được lưu truyền của nhiều dân tộc, trong đó các phương pháp trị liệu như xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt... cũng đã được chứng minh về tính hiệu quả và an toàn trong chữa trị bệnh. Do đó để phục vụ nhu cầu sức khỏe, tinh thần, về điều trị các bệnh theo phương pháp đông y này mà các phòng khám đông y ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân.
Tuy nhiên, việc các phòng khám đông y mọc lên như nấm nhưng nhiều cơ sở không đảm bảo được các điều kiện về vật chất, về trang thiết bị, về nhân sự,... Thậm chí có các cơ sở, phòng khám đông y làm chui, không hề có Giấy phép hoạt động dẫn đến việc khám chữa bệnh không hiệu quả. Bệnh nhân mất tiền mà vẫn không khỏi bệnh.
Từ thực trạng trên mà pháp luật đối với việc thành lập và hoạt động của phòng khám đông y được pháp luật kiểm soát chặt chẽ hơn. Theo quy định pháp luật, phòng khám đông y được gọi là phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền hay Phòng chẩn trị y học cổ truyền.
Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động đối với phòng khám đông y được thực hiện theo Điều 27 Nghị định 109/2016/NĐ-CP và Điều 10 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng chẩn trị y học cổ truyền như sau:
Một, điều kiện về cơ sở vật chất đảm bảo:
Hai, điều kiện về thiết bị y tế đảm bảo:
Ba, điều kiện về nhân sự đảm bảo: Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng chẩn trị y học cổ truyền phải là bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền hoặc y sỹ chuyên khoa y học cổ truyền hoặc là người có giấy chứng nhận là lương y do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp hoặc người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền và phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền.
Căn cứ khoản 1 Điều 43 Nghị định 109/2016/NĐ-CP hồ sơ xin cấp phép phòng khám đông y gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
- Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (nếu quý khách hàng chưa thực hiện đăng ký doanh nghiệp phía công y cũng cung cấp dịch vụ trên);
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề;
- Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của một trong các hình thức tổ chức;
- Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Căn cứ Điểm b Khoản 1; khoản 2 Điều 44 Nghị định 109/2016/NĐ-CP, thủ tục xin giấy phép phòng khám đông y được tiến hành như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Nghị định 109/2016/NĐ-CP. Có thể tham khảo mục 2 Phần II bài viết này.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người đề nghị cấp Giấy phép hoạt động đối với phòng khám đông y nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền theo khoản 1 Điều 44 Nghị định 109/2016/NĐ-CP, cụ thể nộp hồ sơ xin giấy phép hoạt động phòng khám tại Sở Y tế nơi phòng khám hoạt động (có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện). Nhận phiếu tiếp nhận hồ sơ.
Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải xem xét để cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động 45 ngày đối với các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
Trường hợp không cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp về phòng khám đông y.
Theo khoản 1 Điều 44 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định như sau:
“1. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 43 Nghị định này, được lập thành 01 bộ và gửi tới cơ quan có thẩm quyền như sau:
a) Bộ Y tế đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, bệnh viện tư nhân hoặc bệnh viện thuộc các bộ khác;
b) Sở Y tế đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn, trừ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại điểm a khoản này.
…”
Theo đó, người đề nghị cấp Giấy phép hoạt động đối với phòng khám đông y thuộc điểm b khoản 1 nêu trên nên nộp hồ sơ xin giấy phép hoạt động phòng khám tại Sở Y tế nơi phòng khám hoạt động (có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện).
Theo khoản 3 Điều 27 Nghị định 109/ 2016/NĐ-CP và khoản 14 Điều 10 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định yêu cầu về nhân lực đối với phòng khám đông y, trong đó:
Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng chẩn trị y học cổ truyền phải là bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền hoặc y sỹ chuyên khoa y học cổ truyền hoặc là người có giấy chứng nhận là lương y do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp hoặc người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền và phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền.
- Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền ít nhất là 54 tháng đối với bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền;
- Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền ít nhất là 48 tháng đối với y sỹ chuyên khoa y học cổ truyền;
- Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền ít nhất là 36 tháng đối với lương y hoặc người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền;
- Là người hành nghề cơ hữu tại phòng chẩn trị y học cổ truyền.
Theo điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 44 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định như sau:
“ 1. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 43 Nghị định này, được lập thành 01 bộ và gửi tới cơ quan có thẩm quyền như sau:
…;
b) Sở Y tế đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn, trừ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại điểm a khoản này.
2. Trình tự xem xét việc đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện như sau:
…
b) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải xem xét để cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động trong thời hạn 60 ngày đối với bệnh viện; 45 ngày đối với các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp không cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
…”
Theo đó, thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động đối với phòng khám đông ty thuộc về Sở Y tế nơi phòng khám hoạt động.
Các vấn đề liên quan đến thủ tục xin Giấy phép hoạt động đối với phòng khám đông y đòi hỏi về kinh nghiệm, sự hiểu biết về các quy định liên quan. Do đó, tìm luật sư để tư là cần thiết vì:
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (NPLAW) là một trong những công ty Luật uy tín, với kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vực pháp lý, cam kết tư vấn, giải quyết nhanh chóng, kịp thời, chất lượng dịch vụ tốt với mức phí phù hợp. Đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, làm việc tận tâm, nhiệt tình, giúp bạn đưa ra được cách giải quyết tốt nhất, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.
Trên đây là bài viết tham khảo các quy định về phòng khám đông y, hy vọng sẽ giúp bạn có những kiến thức pháp lý hữu ích. Bạn còn vướng mắc cần được giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ ngay NPLAW để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn