Trường hợp nào được xem xét điều chỉnh giấy phép môi trường? Hồ sơ điều chỉnh giấy phép môi trường bao gồm những gì? Thủ tục được thực hiện như thế nào? Phí thẩm định điều chỉnh giấy phép môi trường là bao nhiêu? Công ty Luật Ngọc Phú (NPLaw) với kinh nghiệm nhiều năm sẽ cung cấp cho quý độc giả dịch vụ tư vấn về điều chỉnh giấy phép môi trường hiện nay.
Hiện nay trong thực tế đã xuất hiện tình trạng một số DN không có giấy phép môi trường nhưng vì có mối quan hệ đặc biệt với chủ tài sản thanh lý các lô hàng phế liệu có chất thải nguy hại, nên đã tìm cách cấu kết với DN có giấy phép môi trường và thuê lại với hình thức rất tinh vi như hợp đồng ủy quyền vận chuyển hàng hóa để có đủ điều kiện tham gia mua thanh lý lô hàng, từ đó, thu lợi bất chính và không đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
Khoản 2 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường 2020 (sau đây gọi tắt là “Luật BVMT”) có quy định về những trường hợp giấy phép môi trường được xem xét điều chỉnh trong thời hạn của giấy phép như sau:
Thành phần, số lượng hồ sơ thực hiện thủ tục cấp điều chỉnh giấy phép môi trường tại Bộ Tài nguyên và môi trường được thực hiện theo điểm c khoản 3 tiểu mục I Mục A Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 87/QĐ-BTNMT năm 2022 như sau:
- Đối với trường hợp chủ dự án đầu tư, cơ sở đề nghị thay đổi nội dung cấp phép: 01 bản chính văn bản đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở.
Lưu ý: Không áp dụng cho trường hợp cấp điều chỉnh giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư có thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại hoặc có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
- Đối với dự án đầu tư, cơ sở có thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại hoặc nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất sau khi kết thúc quá trình vận hành thử nghiệm: 01 bản chính báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm.
Căn cứ điểm a khoản 3 tiểu mục I Mục A Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 87/QĐ-BTNMT năm 2022, chủ dự án đầu tư, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường đến cơ quan cấp phép theo một trong các trường hợp sau:
TH1: Chủ dự án đầu tư, cơ sở khi có thay đổi một trong các nội dung cấp phép không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều 30 Nghị định 08/2022/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là “Nghị định 08”) như sau:
Trong đó: Trừ trường hợp thay đổi giảm nội dung cấp phép môi trường hoặc thay đổi khối lượng, loại chất thải nguy hại phát sinh; trường hợp thay đổi giảm nội dung cấp phép môi trường, việc thay đổi giấy phép môi trường được thực hiện khi có đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở.
TH2: Dự án đầu tư, cơ sở có thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại hoặc nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất sau khi kết thúc quá trình vận hành thử nghiệm gửi báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm đến cơ quan có thẩm quyền trước khi kết thúc vận hành thử nghiệm 45 ngày.
Theo đó, thủ tục cấp điều chỉnh giấy phép môi trường tại Bộ Tài nguyên và môi trường được thực hiện theo trình tự như sau:
Bước 1: Tổ chức/ Cá nhân (chủ dự án đầu tư, cơ sở) nộp hồ sơ qua:
Đối với các dự án đầu tư thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh: nộp hồ sơ theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Bước 2: Cơ quan cấp phép xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ theo quy định; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì thông báo để tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ, trả kết quả:
Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan cấp phép cấp giấy phép môi trường điều chỉnh cho chủ dự án đầu tư, cơ sở.
Theo Điều 4 của Biểu mức thu phí thẩm định cấp giấy phép môi trường được ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTC, phí thẩm định cấp điều chỉnh giấy phép môi trường: 15 triệu đồng/giấy phép/dự án/cơ sở. Thêm vào đó, tại Điều 5 quy định rằng mức phí này tính theo lần thẩm định điều chỉnh giấy phép môi trường, mức phí không bao gồm chi phí đi lại của Đoàn kiểm tra thực tế tại cơ sở và chi phí lấy mẫu, phân tích mẫu chất thải theo quy định.
Hiện nay Mẫu văn bản đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường được quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định 08, cụ thể như sau:
Tải Mẫu văn bản đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường: Tải về
Điểm a khoản 2 Điều 44 quy định rằng giấy phép môi trường được xem xét điều chỉnh trong thời hạn của giấy phép khi có sự thay đổi nội dung cấp phép quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật BVMT (trong đó có công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại) theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở hoặc theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, nếu sự thay đổi công nghệ xử lý chất thải làm tăng tác động xấu đến môi trường so với giấy phép môi trường đã được cấp, trừ trường hợp dự án đầu tư thay đổi thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường, thì phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép môi trường (được quy định tại điểm b khoản 3 Điều 44 Luật BVMT).
Trên đây là bài viết “Điều chỉnh giấy phép môi trường hiện nay như thế nào?”. Nếu quý độc giả gặp vấn đề liên quan đến giấy phép môi trường, vui lòng liên hệ với luật sư của chúng tôi tại Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw qua số hotline 0913449968 để được tư vấn vấn đề về hợp đồng xây dựng nhà ở hoặc trao đổi trực tiếp. Xin cảm ơn quý độc giả.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn