Các quy định pháp luật liên quan đến chuyển mục đích sử dụng đất. Hành vi tự ý chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì bị xử phạt như thế nào? Cùng NPLaw theo dõi bài viết dưới đây.
Hiện nay, đất sử dụng cho mục đích nuôi trồng thủy sản ngày càng giảm. Vì vậy đã có không ít chủ thể đã thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản. Theo quy định của pháp luật, khi người sử dụng đất muốn chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản thì phải làm hồ sơ đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất. Không phải người sử dụng đất nào cũng nắm rõ các quy định về việc chuyển mục đích sử dụng đất này.
- Chuyển mục đích sử dụng đất là: sự thay đổi về mục đích sử dụng đất so với loại đất ban đầu bằng quyết định hành chính trong trường hợp phải xin phép hoặc chỉ cần đăng ký đất đai trong trường hợp không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản là trường hợp chuyển từ đất trồng lúa có mục đích trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản có mục đích để nuôi trồng thủy sản.
- Đất trồng lúa là loại đất có các điều kiện phù hợp để trồng lúa, bao gồm đất chuyên trồng lúa nước (đất trồng được hai vụ lúa nước trở lên trong năm) và đất trồng lúa khác (đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương). Vì vậy đất trồng lúa khi muốn nuôi trồng thủy sản thì phải chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản
Điều kiện để thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản
- Có Giấy chứng nhận;
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Quy định pháp luật về chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản như sau:
Việc thực hiện đăng ký chuyển đổi mục đích sử dụng đất được thực hiện theo Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT. Do đó, hồ sơ và thủ tục chuyển đổi như sau:
Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:
+ Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK ban hành kèm Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Chứng minh nhân dân bản sao có chứng thực;
+ Sổ hộ khẩu gia đình bản sao có chứng thực
Bước 2: Nộp hồ sơ tại nơi tiếp nhận hồ sơ quy định tại Phòng tài nguyên môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bước 3: Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
Trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất từ đất lúa sang đất nuôi trồng thủy sản tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét sự phù hợp với các điều kiện quy định nêu trên khi tiếp nhận bản đăng ký và thống kê theo dõi việc sử dụng đất trồng lúa.
Theo quy định tại Nghị định 45/2014/NĐ-CP, khi bạn thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, bạn phải đóng 100% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất trồng lúa và tiền sử dụng đất nuôi trồng thủy sản.
Hộ gia đình được phép chuyển mục đích sử dụng đất của mình từ đất trồng lúa sang đất nuôi tôm nhưng phải có sự cho phép của cơ quan nhà nước, căn cứ theo Điều 57 Luật Đất đai 2013
- Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;
- Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên. 3. Điều kiện thực hiện việc chuyển từ đất trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản được quy định như thế nào?
Ủy Ban Nhân Dân cấp huyện có thẩm quyền được cho phép chuyển mục tiêu sử dụng so với hộ mái ấm gia đình, cá thể ;Trường hợp được cho phép chuyển mục tiêu sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục tiêu thương mại, dịch vụ với diện tích quy hoạch từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận đồng ý của Ủy Ban Nhân Dân cấp tỉnh trước khi quyết định hành động. Như vậy, Ủy ban nhân dân huyện có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất sang đất trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản
Để chuyển đổi mục đích sử dụng diện tích đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở phải nộp tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn