ĐIỀU KIỆN KINH DOANH THỰC PHẨM CHỨC NĂNG MỚI NHẤT

Thị trường kinh doanh thực phẩm chức năng là một trong những thị trường tăng trưởng khá nhanh trong những năm gần đây, góp phần thúc đẩy nền kinh tế, do đó hiện nay khá nhiều người quan tâm đến thủ tục thành lập, kinh doanh thực phẩm chức năng. Để có thể nghiên cứu sâu hơn, khách hàng có thể tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu về quy định kinh doanh thực phẩm chức năng.

I. Thực trạng kinh doanh thực phẩm chức năng hiện nay

Thực trạng kinh doanh thực phẩm chức năng hiện nay
Tại Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam và Đại hội Đại biểu toàn quốc nhiệm kỳ IV (2022-2027), theo số liệu thống kê nếu như năm 2000 mới chỉ có khoảng 63 sản phẩm chức năng của 13 cơ sở nhập khẩu vào Việt Nam thì đến nay cả nước đã có tới 4.190 doanh nghiệp tham gia sản xuất và kinh doanh với khoảng 10.930 sản phẩm lưu hành. Các mặt hàng trong nước chiếm ưu thế trên thị trường, cung cấp 12.000 sản phẩm chăm sóc sức khỏe người dân. Tuy nhiên, hiện nay thị trường đang bị thả nổi, nhiều hàng giả, hàng kém chất lượng được quảng cáo thái quá về tính năng của sản phẩm trong khi quản lý quá lỏng lẻo. Nhiều vụ phát hiện và thu giữ gần đây cho thấy, các đối tượng làm giả thực phẩm chức năng rất tinh vi, có đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại để đóng gói, dán tem nhãn sản phẩm không khác gì hàng chính hãng.

Bên cạnh, nhiều cơ chế chính sách để phát triển, quản lý mặt hàng thực phẩm chức năng còn khá lỏng lẻo, chưa phù hợp, thiếu tính khả thi thì  không ít các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm chức năng phương hướng, làm ăn thiếu hiệu quả, cạnh tranh không lành mạnh. Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cũng đã đề nghị Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Bộ Y tế trong việc đấu tranh, ngăn chặn và phê phán các hành vi tiêu cực của một số ít các doanh nghiệp cố tình vi phạm, làm xấu hình ảnh của ngành thực phẩm chức năng Việt Nam.

II. Kinh doanh thực phẩm chức năng cần những điều kiện gì?

Căn cứ theo Nghị định 67/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 155/2018/NĐ-CP ban hành ngày 12/11/2018 quy định sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế. Do đó, kinh doanh thực phẩm chức năng cần những điều kiện sau:
- Tuân thủ các quy định tại Điều 19, 20, 21, 22, 25, 26 và Điều 27 Luật An Toàn thực phẩm và các yêu cầu cụ thể như sau:
+ Quy trình sản xuất thực phẩm được bố trí theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đưa vào cho đến sản phẩm cuối cùng;
+ Tường, trần, nền nhà khu vực sản xuất, kinh doanh, kho sản phẩm không thấm nước, rạn nứt, ẩm mốc;
+ Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm dễ làm vệ sinh, không thôi nhiễm chất độc hại và không gây ô nhiễm đối với thực phẩm;

+  Có ủng hoặc giày, dép để sử dụng riêng đối với khu vực sản xuất thực phẩm;

+ Bảo đảm không có côn trùng và động vật gây hại xâm nhập vào khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm; không sử dụng hóa chất diệt chuột, côn trùng và động vật gây hại trong khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm;

+ Không bày, bán hóa chất dùng cho mục đích khác trong cơ sở kinh doanh phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.

Ngoài ra, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

III. Quy định của pháp luật về kinh doanh thực phẩm chức năng

1. Kinh doanh thực phẩm chức năng cần những giấy phép gì ?

Để có thể kinh doanh thực phẩm chức năng, chủ cơ sở kinh doanh cần có những giấy phép sau:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng;

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại khoản 3 điều 2 Nghị định 155/2018/NĐ-CP;

- Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm và Thông tư 43/2014/NĐ-CP quy định về quản lý thực phẩm chức năng.

Kinh doanh thực phẩm chức năng cần những điều kiện gì?

2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm những giấy tờ gì?

Căn cứ theo Điều 36 Luật An toàn thực phẩm năm 2010 trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh cần những giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Bản thuyết trình về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Trong đó, giấy xác nhận đủ sức khỏe và Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm chủ cơ sở kinh doanh được hướng dẫn bởi Công văn 5845/BCT-KHCN hướng dẫn thực hiện Luật An toàn thực phẩm ngày 03/7/2013.

IV. Giải đáp một số thắc mắc về kinh doanh thực phẩm chức năng

1. Kinh doanh thực phẩm chức năng có bắt buộc đăng ký bản công bố sản phẩm không?

Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm dưới đây:
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt;

- Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;

- Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.

Như vậy, dựa trên quy định trên, chủ cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng bắt buộc phải đăng ký công bố sản phẩm.

2. Kinh doanh thực phẩm chức năng không đăng ký bản công bố sản phẩm bị xử phạt như thế nào?

Theo khoản 2, khoản 3, khoản 4 của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm quy định kinh doanh thực phẩm chức năng không đăng ký bản công bố sản phẩm sẽ bị xử phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật trong sản xuất, nhập khẩu sản phẩm thuộc diện phải đăng ký bản công bố sản phẩm hoặc sản xuất, nhập khẩu sản phẩm thuộc diện phải đăng ký bản công bố sản phẩm mà không có Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật.

Giải đáp một số thắc mắc về kinh doanh thực phẩm chức năng

Ngoài hình thức chính phạt tiền, chủ cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng còn phải gánh chịu hình thức phạt bổ sung như đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, nhập khẩu thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối vi phạm quy định tại khoản 2 của Nghị định này.
Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
- Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định

- Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế; hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm trên.

3. Những cơ sở kinh doanh phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với những sản phẩm nào? 

Yêu cầu công bố đối với các sản phẩm chức năng  giúp cho cơ quan nhà nước kiểm soát chặt chẽ được chất lượng sản phẩm, đồng thời tránh sự tràn lan những loại thực phẩm chức năng không đủ chất lượng gây ra nguy hại cho người tiêu dùng. 
Theo Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm bao gồm: thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.

Bên cạnh đó, còn phải đăng ký công bố sản phẩm đối với phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.

Tóm lại, việc chủ cơ sở kinh doanh đăng ký công bố các sản phẩm chức năng trên vừa tạo lòng tin cho người tiêu dùng vừa góp phần tạo ưu thế cạnh tranh đối với những sản phẩm cùng loại.

4. Quy định về công bố đối với thực phẩm chức năng như thế nào? Tự công bố hay phải đăng ký công bố?

Căn cứ quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP thì thực phẩm chức năng phải thực hiện đăng ký công bố sản phẩm đối với các thực phẩm liệt kê theo điều 6 Nghị định này.

Ngoài ra, theo quy định tại Thông tư 43/2014/TT-BYT quy định về công bố hợp quy với thực phẩm chức năng như sau:

- Thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy tại Bộ Y tế trước khi đưa ra lưu hành trên thị trường.

- Thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm tại Bộ Y tế trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

- Trình tự, hồ sơ đăng ký bản công bố hợp quy và công bố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định 19/2012/TT-BYT ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

Theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, Cục an toàn thực phẩm  – Bộ y tế chính là cơ quan nhà nước tiếp nhận, thẩm định và quyết định công bố thực phẩm chức năng. 

 Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Sau khi đã thẩm định và chấp thuận hồ sơ công bố thực phẩm chức năng, Bộ y tế sẽ trả lại kết quả dưới dạng giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

Như vậy, đối với thực phẩm chức năng phải thực hiện đăng ký công bố theo quy định pháp luật

5. Lệ phí cấp giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng là bao nhiêu? Thời gian được cấp là bao nhiêu ngày?

- Căn cứ tại điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP doanh nghiệp phải nộp phí, lệ phí để thành lập doanh nghiệp. Lệ phí đăng ký thành lập, cấp giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng là 100.000 đồng/lần theo Thông tư 47/2019/TT-BTC.

Công ty kinh doanh thực phẩm chức năng phải thực hiện đăng bố cáo nội dung đăng ký doanh nghiệp lên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia, thời hạn công bố là 30 ngày kể từ ngày được cấp Đăng ký kinh doanh. Lệ phí công bố là 100.000 đồng/lần theo quy định tại Thông tư 47/2019/TT-BTC

- Thời gian được cấp phép kinh doanh thực phẩm chức năng khi hồ sơ thành lập gửi đến phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư trong vong 04 đến 07 ngày làm việc sẽ được giải quyết. Còn đối với thủ tục công bố chất lượng sản phẩm chức năng thì thời gian thực hiện từ 30-35 ngày làm việc.

V. Dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến kinh doanh thực phẩm chức năng

Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết và tận tâm. Hãng luật NPLaw tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn các điều kiện, các vấn đề pháp lý về thành lập và đăng ký giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng bao gồm:

  • Soạn hồ sơ thành lập
  • Đại diện ủy quyền nộp hồ sơ, giải trình, nhận kết quả
  • Tư vấn các vấn đề sau thành lập doanh nghiệp
  • Tư vấn thường xuyên doanh nghiệp

Để có thể tìm hiểu sâu hoặc sử dụng dịch vụ tư vấn về thành lập và đăng ký giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng có thể liên hệ trực tiếp với Công ty Luật TNHH Ngọc Phú để được tư vấn tận tình và nhanh chóng.

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan