Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam gồm những nội dung gì?

Quốc tịch là yếu tố nhân thân rất quan trọng của mỗi cá nhân. Quốc tịch thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân Việt Nam. Trong bài viết này, NPLaw sẽ cung cấp đến bạn các thông tin liên quan đến đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam. 

Vai trò của đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam

I. Vai trò của đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam

Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân Việt Nam. Quốc tịch là yếu tố nhân thân rất quan trọng của mỗi cá nhân. Đây là điều kiện để Nhà nước bảo đảm quyền lợi hay có chính sách ưu đãi đối với công dân của nước mình. Điển  hình như quyền được bầu cử, ứng cử của công dân Việt Nam. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải làm đơn và gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp nơi cư trú để xin trở lại Quốc tịch Việt Nam.

II. Quy định phá p luật về đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam

1. Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam là gì?

Người có quốc tịch Việt Nam là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo Điều 1 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 thì quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân Việt Nam. 

Theo đó, đơn xin trở lại Quốc tịch Việt Nam được hiểu là một văn bản bao gồm các thông tin của cá nhân, bày tỏ được nguyện vọng được quay trở lại quốc tịch Việt Nam, muốn được trở thành công dân Việt Nam.

 Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam là gì?

2. Nội dung củ a đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam

- Đơn xin trở lại Quốc tịch Việt Nam cần sử dụng đúng mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 02/2020/TT-BTP (sửa đổi, bổ sung Điểm c Khoản 3 Điều 1 Thông tư 04/2024/TT-BTP). Theo đó, đơn xin trở lại Quốc tịch Việt Nam sẽ bao gồm một số nội dung như sau:

  • Họ tên người yêu cầu xin nhập quốc tịch Việt Nam;
  • Ngày, tháng, năm sinh;
  • Nơi sinh;
  • Nơi đăng ký khai sinh;
  • Quốc tịch hiện nay;
  • Hộ chiếu/Giấy tờ có giá trị thay thế;
  • Nơi cư trú;
  • Lý do mất quốc tịch Việt Nam;
  • Mục đích xin trở lại quốc tịch Việt Nam;

3. Đơn xin trở lại quốc​​​​​​​ tịch Việt Nam gồm những nội dung gì?

Theo Thông tư 02/2020/TT-BTP (sửa đổi, bổ sung Điểm c Khoản 3 Điều 1 Thông tư 04/2024/TT-BTP) thì mẫu Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam là loại mẫu TP/QT-2024-ĐXTLQT.1, bao gồm những nội dung:

  • Các thông tin cá nhân như: Họ tên; Ngày, tháng, năm sinh; Nơi đăng ký khai sinh; Nơi sinh; Nơi cư trú;....
  • Những yêu cầu và nguyện vọng muốn được trở lại quốc tịch Việt Nam. Lý do mất quốc tịch Việt Nam; Mục đích xin trở lại quốc tịch Việt Nam;... Khi trình bày, không trình bày lan man, kể lể dài dòng, nên trình bày phải mạch lạc, thuyết phục.

Bên cạnh đó, đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam còn phải đề cập đến những chứng cứ, tài liệu để chứng minh cho yêu cầu là hợp pháp, hợp lý. 

Đơn xin trở lại quốc​​​​​​​ tịch Việt Nam gồm những nội dung gì?

III. Giải đá p một số câu hỏi về đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam

1. Có trường​​​​​​​ hợp nào xin trở lại quốc tịch Việt Nam mà không cần đơn xin không?

Theo Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 có quy định các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam như sau:

- Người đã mất quốc tịch Việt Nam trong trường hợp mất quốc tịch Việt Nam có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

  • Xin hồi hương về Việt Nam;
  • Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam;
  • Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
  • Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • Thực hiện đầu tư tại Việt Nam;
  • Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài.

Theo đó, đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam là một trong những điều kiện để được xem xét trở lại quốc tịch Việt Nam. Do đó, người đã mất quốc tịch Việt Nam muốn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải làm đơn theo quy định pháp luật. 

2. Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam bị từ chối khi nào?

Theo khoản 2 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 có quy định các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam như sau:

  • Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

Theo quy định pháp luật Việt Nam, người đã mất quốc tịch Việt Nam muốn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải làm đơn và đáp ứng các điều kiện theo quy định. Trường hợp nếu việc xin trở lại quốc tịch Việt Nam làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam thì sẽ không được trở lại làm quốc tịch Việt Nam.

Khi điền đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam cần lưu ý những gì?

3. Khi điền đơ n xin trở lại quốc tịch Việt Nam cần lưu ý những gì?

Khi điền đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam, người làm đơn cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

- Về hình thức đơn: Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam cần sử dụng đúng mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 02/2020/TT-BTP của Bộ Tư pháp:

+ Họ, tên: Người yêu cầu phải viết hoa có dấu đầy đủ họ tên theo hộ chiếu hoặc các giấy tờ hợp lệ khác.

+ Nơi sinh của người yêu cầu xin nhập quốc tịch Việt Nam:

  • Nếu sinh ra ở Việt Nam thì ghi theo 03 cấp hành chính: Xã - huyện - tỉnh ví dụ: Trạm y tế xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội;

  • Nếu sinh ra ở nước ngoài thì ghi tên thành phố, nước đã đăng ký khai sinh ví dụ như thành phố Potsdam, CHLB Đức.

+ Nơi đăng ký khai sinh: Tương tự như mục nơi sinh cũng ghi theo ba cấp hành chính nếu khai sinh ở Việt Nam hoặc tên thành phố, quốc gia đã khai sinh nếu khai sinh ở nước ngoài.

  • Ví dụ: UBND xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá; Chính quyền thành phố Potsdam, CHLB Đức.

+ Quốc tịch hiện nay: Ghi theo thông tin trong giấy tờ nhân thân.

  • Nếu quốc tịch nước ngoài thì ghi chính xác tên quốc gia mang quốc tịch theo phiên âm quốc tế hoặc tiếng Việt như Malaysia hoặc Ma-lai-xi-a.

  • Nếu có từ hai quốc tịch trở lên thì ghi rõ từng quốc tịch;

  • Nếu là người không có quốc tịch thì ghi là “không quốc tịch”.

+ Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế: Ghi rõ tên, số của giấy tờ. Ví dụ: Hộ chiếu số C25789.

- Người làm đơn phải thực hiện kê khai đầy đủ, chính xác các thông tin trong Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam.

- Bên cạnh những vấn đề cơ bản đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải đề cập đến những chứng cứ, tài liệu để chứng minh cho yêu cầu là hợp pháp, hợp lý. 

- Trình bày rõ ràng về những yêu cầu và nguyện vọng muốn được trở lại quốc tịch Việt Nam. Khi trình bày, không trình bày lan man, kể lể dài dòng, nên trình bày phải mạch lạc, thuyết phục.

IV. Dịch vụ  tư vấn pháp lý về đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam

Một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp luật về đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam uy tín là Công ty Luật TNHH Ngọc Phú. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, Quý khách sẽ được hỗ trợ tận tình bởi các chuyên viên và luật sư có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Quý khách sẽ được nghe ý kiến tư vấn về quy trình giải quyết các vấn đề về đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam. Trường hợp bạn có nhu cầu cần được hỗ trợ về đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, có thể liên hệ ngay với NPLaw để được kịp thời hỗ trợ thông qua thông tin liên hệ sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan