GIẤY PHÉP DI DỜI CÔNG TRÌNH

Hiện nay, nhiều người dân vẫn chưa hiểu rõ về quy định của giấy phép di dời công trình. Vậy làm sao để hiểu thế nào là giấy phép di dời công trình và những vấn đề liên quan xoay quanh về giấy phép di dời công trình như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Tìm hiểu về giấy phép di dời công trình

1. Giấy phép di dời công trình là gì? Giấy phép di dời công trình có phải là giấy phép xây dựng?

Giấy phép di dời công trình là một loại giấy phép cấp bởi cơ quan chức năng cho phép di chuyển hoặc thay đổi vị trí của một công trình xây dựng hoặc công trình công cộng từ vị trí ban đầu đã được phê duyệt ban đầu. Điều này thường cần thiết khi công trình cần được di dời vì lý do bất khả kháng hoặc để phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị. Để có được giấy phép di dời công trình, người làm chủ công trình cần phải nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định, thực hiện các thủ tục cần thiết và tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Theo khoản 3 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) quy định các trường hợp được miễn Giấy phép xây dựng theo giai đoạn gồm:

“Quy định chung về cấp giấy phép xây dựng

1. Công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư theo quy định của Luật này, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

...

3. Giấy phép xây dựng gồm:

a) Giấy phép xây dựng mới;

b) Giấy phép sửa chữa, cải tạo;

c) Giấy phép di dời công trình;

d) Giấy phép xây dựng có thời hạn.

4. Công trình được cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn khi đã có thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của từng giai đoạn được thẩm định và phê duyệt theo quy định của Luật này.

5. Đối với dự án đầu tư xây dựng có nhiều công trình, giấy phép xây dựng được cấp cho một, một số hoặc tất cả các công trình thuộc dự án khi các công trình có yêu cầu thi công đồng thời, bảo đảm các yêu cầu về điều kiện, thời hạn cấp giấy phép xây dựng và yêu cầu đồng bộ của dự án.”

Theo đó, Giấy phép xây dựng gồm:

- Giấy phép xây dựng mới;

- Giấy phép sửa chữa, cải tạo;

- Giấy phép di dời công trình;

- Giấy phép xây dựng có thời hạn.

Theo đó, giấy phép di dời công trình cũng được xem là một trong những giấy phép xây dựng.

2. Khi nào phải xin giấy phép di dời công trình?

Theo Điều 117 Luật xây dựng 2014, có quy định về việc di dời công trình xây dựng như sau:

“1. Việc di dời công trình xây dựng từ vị trí này đến vị trí khác phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt, bảo đảm chất lượng, an toàn công trình, không làm ảnh hưởng đến công trình lân cận và bảo đảm giữ nguyên kiến trúc đối với công trình có yêu cầu cần phải bảo tồn.

2. Khi di dời công trình xây dựng, chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu công trình phải có giấy phép di dời công trình xây dựng.

3. Nhà thầu thực hiện di dời công trình xây dựng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, an toàn đối với công trình được di dời và các công trình lân cận, bảo vệ môi trường.”

Như vậy, việc di dời công trình xây dựng bên cạnh việc đảm bảo an toàn trong thời gian di dời thì chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu công trình xây dựng đó phải thực hiện việc xin giấy phép di dời công trình xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

II. Quy định pháp luật về giấy phép di dời công trình

1. Điều kiện cấp giấy phép di dời công trình

Để được cấp giấy phép di dời công trình, cá nhân hoặc tổ chức cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

Có đầy đủ giấy tờ, hồ sơ liên quan đến công trình cần di dời, bao gồm bản vẽ kỹ thuật, bản thiết kế, hồ sơ công trình, v.v.

Có lý do chính đáng và phù hợp để di dời công trình, như cải tạo, mở rộng, bảo dưỡng hay tái sắp xếp công trình.

Có sự đồng ý của cơ quan quản lý công trình hoặc cơ quan có thẩm quyền về việc di dời công trình.

Tuân thủ các quy định về quy hoạch, môi trường, an toàn công trình và các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến việc di dời công trình.

Thanh toán đầy đủ các khoản phí, lệ phí và các chi phí liên quan đến việc di dời công trình theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, còn có thể có các điều kiện cụ thể khác tùy thuộc vào quy định của địa phương và cơ quan quản lý đất đai.

2. Hồ sơ cấp giấy phép di dời công trình gồm?

Căn cứ theo Điều 97 Luật Xây dựng 2014 và Điều 48 Nghị định 15/2021/NĐ-CP thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp di dời công trình gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép di dời công trình theo Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

- Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất nơi công trình sẽ di dời đến và giấy tờ hợp pháp về sở hữu công trình theo quy định của pháp luật.

Các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng có thể tham khảo tại Điều 3 Nghị định 53/2017/NĐ-CP.

- Bản vẽ hoàn công công trình (nếu có) hoặc bản vẽ thiết kế mô tả thực trạng công trình được di dời, gồm mặt bằng, mặt cắt móng và bản vẽ kết cấu chịu lực chính; bản vẽ tổng mặt bằng địa điểm công trình sẽ được di dời tới; bản vẽ mặt bằng, mặt cắt móng tại địa điểm công trình sẽ di dời đến.

- Báo cáo kết quả khảo sát đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện.

- Phương án di dời do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện gồm:

(1) Phần thuyết minh về hiện trạng công trình và khu vực công trình sẽ được di dời đến; giải pháp di dời, phương án bố trí sử dụng phương tiện, thiết bị, nhân lực; giải pháp bảo đảm an toàn cho công trình, người, máy móc, thiết bị và công trình lân cận; bảo đảm vệ sinh môi trường; tiến độ di dời; tổ chức, cá nhân thực hiện di dời công trình;

(2) Phần bản vẽ biện pháp thi công di dời công trình.

3. Đơn đề nghị cấp giấy phép di dời công trình mới nhất hiện nay gồm những nội dung gì?

Tại Mẫu số 01 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP có quy định về nội dung đơn đề nghị cấp giấy phép di dời công trình như sau:

Thông tin về chủ đầu tư

Thông tin công trình

Thông tin tổ chức/cá nhân lập, thẩm tra thiết kế xây dựng

Nội dung đề nghị cấp phép

Thời gian dự kiến hoàn thành

Cam kết

Ký tên 

4. Trình tự cấp giấy phép di dời công trình

Theo quy định tại Điều 102, Điều 103 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 36, khoản 37 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 và Điều 54 Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn trình tự, nội dung xem xét cấp giấy phép xây dựng như sau:

Bước 1: Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ và lệ phí cấp giấy phép di dời công trình tại Sở Xây dựng;

Hồ sơ gồm những giấy tờ theo quy định cụ thể nêu trên.

Bước 2: Sở Xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để cá nhân hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa.

Khi thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo.

Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép

Bước 3: Sở Xây dựng căn cứ các quy định hiện hành và các điều kiện cấp phép để quyết định việc cấp giấy phép di dời. Nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện cấp phép, Sở Xây dựng cấp giấy phép di dời công trình cho chủ đầu tư di dời nhà ở riêng lẻ trong thời gian 15 ngày.

Chủ đầu tư nhận giấy phép di dời kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của Sở Xây dựng tại nơi tiếp nhận hồ sơ; nếu hồ sơ không đủ điều kiện cấp phép, Sở Xây dựng có văn bản trả lời tại nơi tiếp nhận hồ sơ, theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận.

Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định tại khoản này.

Lưu ý: trong thời gian 12 ngày đối với nhà ở riêng lẻ kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình.

Sau thời hạn trên, nếu các cơ quan này không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng.

III. Giải đáp các câu hỏi liên quan đến giấy phép di dời công trình

1. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép di dời công trình?

Theo Điều 103 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi 2020), thẩm quyền cấp giấy phép di dời công trình  được quy định như sau:

(i) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với công trình thuộc đối tượng có yêu cầu phải cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh, trừ công trình quy định tại (ii).

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền cho Sở Xây dựng, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng thuộc chức năng và phạm vi quản lý của cơ quan này.

(ii) Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp III, cấp IV và nhà ở riêng lẻ trên địa bàn do mình quản lý.

Lưu ý: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép di dời công trình cũng sẽ là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng do mình cấp.

2. Giấy phép di dời công trình có phải là giấy phép xây dựng không?

Theo khoản 3 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) quy định các trường hợp được miễn Giấy phép xây dựng theo giai đoạn gồm:

“Quy định chung về cấp giấy phép xây dựng

1. Công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư theo quy định của Luật này, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

...

3. Giấy phép xây dựng gồm:

a) Giấy phép xây dựng mới;

b) Giấy phép sửa chữa, cải tạo;

c) Giấy phép di dời công trình;

d) Giấy phép xây dựng có thời hạn.

4. Công trình được cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn khi đã có thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của từng giai đoạn được thẩm định và phê duyệt theo quy định của Luật này.

5. Đối với dự án đầu tư xây dựng có nhiều công trình, giấy phép xây dựng được cấp cho một, một số hoặc tất cả các công trình thuộc dự án khi các công trình có yêu cầu thi công đồng thời, bảo đảm các yêu cầu về điều kiện, thời hạn cấp giấy phép xây dựng và yêu cầu đồng bộ của dự án.”

Theo đó, Giấy phép xây dựng gồm:

- Giấy phép xây dựng mới;

- Giấy phép sửa chữa, cải tạo;

- Giấy phép di dời công trình;

- Giấy phép xây dựng có thời hạn.

Theo đó, giấy phép di dời công trình cũng được xem là một trong những giấy phép xây dựng.

IV. Dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến giấy phép di dời công trình

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề giấy phép di dời công trình. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.


CÔNG TY TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968 

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan