Nhu cầu phát triển, hội nhập ngày càng gia tăng kéo theo sự gia tăng không ngừng trong số lượng của các trung tâm ngoại ngữ. Điều này đồng thời kéo theo nhu cầu tìm hiểu, thực hiện các thủ tục liên quan đến giấy phép mở trung tâm ngoại ngữ của các chủ thể có nhu cầu. Thông qua bài viết này, NPLaw sẽ đồng hành và cung cấp cho Quý độc giả các thông tin bổ ích về giấy phép mở trung tâm ngoại ngữ phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.
Hiện nay, theo thống kê tạm tính năm 2023, số lượng trung tâm ngoại ngữ, tin học lên tới 3974 trung tâm, tăng 34,24% so với cùng kỳ năm trước. Dự đoán đến hết năm 2023, con số này có thể lên đến 5.533 trung tâm trên toàn quốc.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng quan tâm nhiều đến thị trường mở và phát triển trung tâm ngoại ngữ. Điều này cho thấy việc mở trung tâm ngoại ngữ hiện nay diễn ra với tần suất lớn, kéo theo thực trạng xin giấy phép mở trung tâm ngoại ngữ cũng trở nên nhộn nhịp hơn so với các năm trước đó.
Giấy phép mở trung tâm ngoại ngữ không được giải thích pháp lý tại một văn bản quy phạm pháp luật cụ thể. Giấy phép mở trung tâm ngoại ngữ được hiểu là văn bản cấp phép của cơ quan có thẩm quyền, cấp cho phép chủ thể có quyền được thành lập trung tâm ngoại ngữ. Giấy phép này được cấp sau khi chủ thể thành lập trung tâm ngoại ngữ đã nộp bộ hồ sơ thành lập theo quy định và đáp ứng các điều kiện mà pháp luật yêu cầu về việc mở trung tâm ngoại ngữ.
Như vậy, có thể hiểu giấy phép mở trung tâm ngoại ngữ là chìa khóa tiên quyết để bất kỳ chủ thể nào có thể mở, thành lập trung tâm ngoại ngữ.
Pháp luật không trực tiếp ghi nhận điều kiện xin giấy phép mở trung tâm ngoại ngữ mà quy định về điều kiện để trung tâm ngoại ngữ hoạt động giáo dục tại Điều 48 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BGDĐT năm 2018 hợp nhất Nghị định quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, cụ thể như sau:
“1. Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn theo quy định, đáp ứng yêu cầu hoạt động của trung tâm.
2. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình, tài liệu dạy học, nguồn kinh phí phù hợp, bảo đảm chất lượng giáo dục theo kế hoạch xây dựng, phát triển và quy mô hoạt động của trung tâm.”
Như vậy, pháp luật hiện hành không còn giới hạn điều kiện thành lập, xin giấy phép mở trung tâm ngoại ngữ nhưng đặt ra các yêu cầu về nhân việt và cơ sở vật chất để cho phép trung tâm ngoại ngữ đi vào hoạt động.
Hồ sơ, thủ tục xin giấy phép mở trung tâm ngoại ngữ được quy định tại Điều 47 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BGDĐT năm 2018 hợp nhất Nghị định quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Cụ thể, khoản 03 Điều 47 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BGDĐT năm 2018 hợp nhất Nghị định quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định thủ tục thành lập, xin giấy phép mở trung tâm ngoại ngữ gồm các bước như sau:
Bước 01: Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ đến người có thẩm quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ được quy định tại khoản 1 Điều 47 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BGDĐT năm 2018 hợp nhất Nghị định quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
Bước 02: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra theo quy định;
Bước 03: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, người có thẩm quyền quyết định thành lập, cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ quyết định thành lập, cho phép thành lập nếu đủ điều kiện; nếu chưa quyết định thành lập thì có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ lý do.
Hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ được quy định tại khoản 2 Điều 47 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BGDĐT năm 2018 hợp nhất Nghị định quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành như sau:
“2. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị thành lập trung tâm ngoại ngữ;
b) Đề án thành lập trung tâm ngoại ngữ gồm các nội dung: Tên trung tâm, địa điểm đặt trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm; mục tiêu, nhiệm vụ của trung tâm; chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo; cơ sở vật chất của trung tâm; cơ cấu tổ chức của trung tâm, sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm Giám đốc trung tâm;
c) Dự thảo nội quy tổ chức hoạt động của trung tâm ngoại ngữ”.
Như vậy, hồ sơ, thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ được quy định chi tiết tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BGDĐT năm 2018 hợp nhất Nghị định quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 47 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BGDĐT năm 2018 hợp nhất Nghị định quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, việc xem xét, đánh giá và quyết định cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ hay không của cơ quan có thẩm quyền được căn cứ trên hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ mà không xét đến các yếu tố thực tế khác.
Do đó, tình hình hoạt động của trung tâm ngoại ngữ không phải điều kiện xem xét khi quyết định cấp giấy phép mở trung tâm ngoại ngữ.
Theo quy định tại Thông tư số 21/2018/TT-BGDĐT, trung tâm ngoại ngữ có thể có tư cách pháp nhân. Tùy thuộc vào hình thức doanh nghiệp hoặc tổ chức đăng ký, trung tâm ngoại ngữ có thể ở dạng công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, …
Để đảm bảo hỗ trợ và tạo điều kiện pháp lý tối đa cho người dân, pháp luật cho phép trung tâm ngoại ngữ có thể thay đổi người đại diện theo pháp luật. Thủ tục và điều kiện thay đổi người đại diện theo pháp luật của trung tâm ngoại ngữ phụ thuộc và hình thức doanh nghiệp mà trung tâm đăng ký thành lập.
Hiện nay, pháp luật không quy định trực tiếp về việc thu hồi giấy phép mở trung tâm ngoại ngữ. Tuy nhiên, có thể hiểu rằng, thu hồi giấy phép mở trung tâm ngoại ngữ là việc giải thể, không cho phép tiếp tục hoạt động.
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 52 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BGDĐT năm 2018 hợp nhất Nghị định quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, quy định về việc giải thể trung tâm ngoại ngữ như sau:
“2. Người có thẩm quyền quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ thì có thẩm quyền quyết định việc giải thể trung tâm ngoại ngữ, tin học”.
Theo đó, người có thẩm quyền quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ bao gồm Giám đốc đại học, học viện, hiệu trưởng trường đại học, trường cao đẳng sư phạm, người đứng đầu tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo có thẩm quyền thu hồi giấy phép mở trung tâm ngoại ngữ.
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 04/2021/NĐ-CP quy định về “Vi phạm quy định về thành lập, cho phép thành lập; sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục hoặc tổ chức thực hiện dịch vụ giáo dục; chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục” thì việc thành lập trung tâm ngoại ngữ khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép bị phạt như sau:
“2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thành lập hoặc cho phép thành lập; giải thể tổ chức thực hiện dịch vụ giáo dục khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép”.
Như vậy, trung tâm ngoại ngữ hoạt động nhưng chưa xin giấy phép hoạt động sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định pháp luật với mức phạt bình quân là 30.000.000 đồng trong trường hợp không có các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ.
Để tìm hiểu thêm các thông tin pháp lý liên quan đến giấy phép mở trung tâm ngoại ngữ, Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (NPLaw) để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng. NPLaw sẽ hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp các vấn đề liên quan đến “giấy phép” để tránh việc bị xử phạt khi thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh mà chưa được cấp phép, bao gồm cả việc tiến hành hoạt động trung tâm ngoại ngữ.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn