GIẤY PHÉP SỬ DỤNG BĂNG TẦN

Hiện nay, việc sử dụng băng tần trở nên ngày càng phổ biến do nhu cầu truyền thông ngày càng tăng cao. Vậy làm sao để hiểu thế nào là giấy phép sử dụng băng tần và những vấn đề liên quan xoay quanh về giấy phép sử dụng băng tần như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Thực trạng giấy phép sử dụng băng tần hiện nay

Hiện nay, việc sử dụng băng tần trở nên ngày càng phổ biến do nhu cầu truyền thông ngày càng tăng cao. Các thiết bị sử dụng băng tần như điện thoại di động, máy tính, TV đều cần sử dụng băng tần để truyền dữ liệu.

Tuy nhiên, việc cấp phép sử dụng băng tần còn gặp nhiều khó khăn do số lượng băng tần có hạn và sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà mạng và doanh nghiệp sử dụng băng tần. Điều này gây ra tình trạng "cạnh tranh không lành mạnh" khi một số tổ chức hoặc cá nhân sử dụng băng tần mà không có giấy phép, gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và an toàn giao thông viễn thông.

Ngoài ra, việc sử dụng băng tần còn đang gặp phải nhiều thách thức khác như thảm họa tin tặc mạng, tác động từ các dịch bệnh lây nhiễm, sự cố mạng như rò rỉ dữ liệu, tấn công mạng... điều này càng đòi hỏi sự chặt chẽ trong quản lý, kiểm soát và cung cấp giấy phép sử dụng băng tần.

Thực trạng giấy phép sử dụng băng tần hiện nay

II. Tìm hiểu về giấy phép sử dụng băng tần

1. Giấy phép sử dụng băng tần là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật Tần số vô tuyến điện 2009 như sau:

“Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện

1. Tổ chức, cá nhân sử dụng tần số vô tuyến điện, thiết bị vô tuyến điện phải có giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện tương ứng, trừ trường hợp quy định tại Điều 27 của Luật này.

Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện bao gồm: Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện, Giấy phép sử dụng băng tần, Giấy phép sử dụng tần số và quỹ đạo vệ tinh.

2. Thời hạn của giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện được quy định như sau:

a) Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện có thời hạn tối đa là 10 năm, được cấp cho tổ chức, cá nhân để sử dụng tần số vô tuyến điện, thiết bị vô tuyến điện kèm theo các điều kiện cụ thể;

b) Giấy phép sử dụng băng tần có thời hạn tối đa là 15 năm, được cấp cho tổ chức để sử dụng băng tần hoặc kênh tần số xác định kèm theo các điều kiện cụ thể;

c) Giấy phép sử dụng tần số và quỹ đạo vệ tinh có thời hạn tối đa là 20 năm, được cấp cho tổ chức để khai thác đài vô tuyến điện đặt trên vệ tinh, tại vị trí quỹ đạo vệ tinh xác định sử dụng băng tần xác định kèm theo các điều kiện cụ thể.

3. Thời hạn cụ thể của giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện được cấp theo đề nghị của tổ chức, cá nhân, nhưng không vượt quá thời hạn tối đa của từng loại giấy phép quy định tại khoản 2 Điều này và bảo đảm phù hợp với các quy hoạch tần số vô tuyến điện.”

Theo đó, giấy phép sử dụng băng tần là một loại giấy phép được năm trong giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định hiện nay.

2. Giấy phép sử dụng băng tần được cấp cho đối tượng nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Luật Tần số vô tuyến điện 2009 như sau:

“Cấp Giấy phép sử dụng băng tần

1. Đối tượng được cấp giấy phép là tổ chức hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

2. Điều kiện để được cấp giấy phép quy định như sau:

a) Có đủ các điều kiện để được cấp giấy phép quy định tại các điểm a, b, d, đ và e khoản 2 Điều 19 của Luật này trong trường hợp cấp phép bằng phương thức cấp phép trực tiếp;

b) Thắng trong đấu giá hoặc trúng tuyển trong thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện.”

Theo đó, giấy phép sử dụng băng tần được cấp đối với đối tượng được cấp giấy phép là tổ chức hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

II. Quy định pháp luật về giấy phép sử dụng băng tần

1. Điều kiện cấp giấy phép sử dụng băng tần

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 19 Luật tần số vô tuyến điện năm 2009 và Khoản 7 Điều 1 Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi 2022 thì để được cấp Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện thì cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

-Sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện vào mục đích và nghiệp vụ vô tuyến điện mà pháp luật không cấm;

-Có giấy phép viễn thông theo quy định của pháp luật về viễn thông đối với tổ chức đề nghị cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện để thiết lập mạng viễn thông;

-Có giấy phép hoạt động báo chí hoặc được quyền phát sóng phát thanh, truyền hình theo quy định của pháp luật;

-Có phương án sử dụng tần số vô tuyến điện khả thi, phù hợp quy hoạch tần số vô tuyến điện hoặc có phương án sử dụng tần số vô tuyến điện khả thi đối với trường hợp đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 11a Luật tần số vô tuyến điện năm 2009 (sửa đổi 2022);

-Có thiết bị vô tuyến điện phù hợp quy chuẩn kỹ thuật về phát xạ vô tuyến điện, an toàn bức xạ vô tuyến điện và tương thích điện từ;

-Cam kết thực hiện quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; kiểm tra, giải quyết nhiễu có hại và an toàn bức xạ vô tuyến điện;

-Có Chứng chỉ vô tuyến điện viên đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật tần số vô tuyến điện năm 2009 (sửa đổi 2022).

2. Hồ sơ cấp giấy phép sử dụng băng tần gồm

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Thông tư 04/2021/TT-BTTTT như sau:

“Hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung Giấy phép sử dụng băng tần

1. Hồ sơ cấp mới gồm:

a) Đối với băng tần thuộc diện được cấp theo phương thức cấp giấy phép trực tiếp, hồ sơ gồm bản khai đề nghị cấp Giấy phép sử dụng băng tần theo mẫu 2 Phụ lục II của Thông tư này.

b) Đối với băng tần thuộc diện được cấp theo phương thức đấu giá, thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, hồ sơ thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá, thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện.

2. Hồ sơ gia hạn giấy phép gồm bản khai đề nghị cấp Giấy phép sử dụng băng tần theo mẫu 2 Phụ lục II của Thông tư này.

3. Hồ sơ sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép gồm:

a) Bản khai đề nghị cấp Giấy phép sử dụng băng tần theo mẫu 2 Phụ lục II của Thông tư này;

b) Tài liệu chứng minh nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép.”

Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng băng tần thực hiện theo quy định tại khoản 1 quy định trên.

3. Trình tự cấp giấy phép sử dụng băng tần

Theo đó, thủ tục cấp Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện được tiến hành như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ: Các chủ thể có nhu cầu xin cấp Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện chuẩn bị hồ sơ căn cứ vào quy định từ Điều 11 đến Điều 22 Thông tư 05/2015/TT-BTTTT tùy vào loại thiết bị vô tuyến điện sử dụng.

Bước 2: Thủ tục thực hiện:

-Hồ sơ sau khi được chuẩn bị đầy đủ và đúng quy định được nộp tại Cục Tần số vô tuyến điện thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc tại Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực thuộc Cục Tần số vô tuyến điện theo quy định tại Điều 3 Thông tư 05/2015/TT-BTTTT.

-Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, đúng quy định đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cho đài vô tuyến điện nghiệp dư, đài tàu, đài vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá;

-Trong thời hạn hai mươi ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, đúng quy định đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cho các trường hợp còn lại.

-Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định thì trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Tần số vô tuyến điện có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

-Trường hợp từ chối cấp giấy phép, Cục Tần số vô tuyến điện thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cho tổ chức, cá nhân trong thời hạn quy định tại khoản 1, 2 Điều 23 Thông tư 05/2015/TT-BTTTT.

III. Giải đáp các câu hỏi liên quan đến giấy phép sử dụng băng tần

1. Không xin giấy phép sử dụng băng tần thì bị xử lý như thế nào?

 Tại Khoản 9 Điều 58 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

“9. Phạt tiền từ 170.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng băng tần nhưng không có giấy phép.

10. Hình thức xử phạt bổ sung:

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và b khoản 2, khoản 3, điểm g khoản 6, các khoản 7, 8 và 9 Điều này.”

Như vậy, khi không xin phép sử dụng băng tần thì sẽ bị phạt từ 170.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng và phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm.

2. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép sử dụng băng tần?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 04/2021/TT-BTTTT như sau:

“Cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện

1. Cục Tần số vô tuyến điện thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông cấp, gia hạn, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện đối với các trường hợp ngoài trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực thuộc Cục Tần số vô tuyến điện cấp, gia hạn, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá, đài truyền thanh không dây, mạng thông tin vô tuyến điện nội bộ và trường hợp sử dụng thiết bị vô tuyến điện trong thời gian dưới 15 (mười lăm) ngày tại các lễ hội, sự kiện, triển lãm, hội chợ.”

Như vậy, Cục Tần số vô tuyến điện thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông cấp, gia hạn, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện đối với các trường hợp ngoài trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Có thể thấy rằng Cục Tần số vô tuyến điện thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ có thẩm quyền cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện.

3. Lệ phí cấp giấy phép sử dụng băng tần là bao nhiêu? Lệ phí khi thực hiện thủ tục bổ sung nội dung giấy phép sử dụng băng tần là bao nhiêu?

Theo Mục 57 Phần II Thủ tục hành chính lĩnh vực tần số vô tuyến điện thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 1401/QĐ-BTTTT năm 2021 như sau:

“Cấp giấy phép sử dụng băng tần (theo phương thức cấp giấy phép trực tiếp)

...

Lệ phí (nếu có): Theo quy định của Bộ Tài chính

…”

Lệ phí cấp giấy phép sử dụng băng tần được quy định tại Biểu mức thu lệ phí cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện và phí sử dụng tần số vô tuyến điện ban hành kèm theo Thông tư 265/2016/TT-BTC như sau:

Lệ phí cấp giấy phép sử dụng băng tần

Tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 265/2016/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 11/2022/TT-BTC) quy định như sau:

“Mức thu phí, lệ phí

...

2. Lệ phí cấp giấy phép được tính cho từng giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện.

a) Lệ phí gia hạn, cấp lại giấy phép: mức thu bằng 20% mức lệ phí cấp giấy phép.

b) Lệ phí sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép: mức thu bằng mức lệ phí cấp giấy phép. Trường hợp sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép không phải ấn định lại tần số hoặc phải ấn định lại tần số theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành: mức thu bằng 20% mức lệ phí cấp giấy phép

…”

Theo đó, lệ phí cấp giấy phép sử dụng băng tần là 10.000.000 đồng trên mỗi giấy phép được cấp và lệ phí khi thực hiện thủ tục bổ sung nội dung giấy phép sử dụng băng tần là bằng 20% mức lệ phí cấp giấy phép.

4. Giấy phép sử dụng băng tần có thời hạn tối đa là bao nhiêu năm?

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 Luật Tần số vô tuyến điện 2009, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi 2022 (có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2023) như sau:

“2. Thời hạn của giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện được quy định như sau:

b) Giấy phép sử dụng băng tần có thời hạn tối đa là 15 năm, được cấp cho tổ chức để sử dụng băng tần hoặc kênh tần số xác định kèm theo các điều kiện cụ thể;

…”

Theo đó, Giấy phép sử dụng băng tần có thời hạn tối đa là 15 năm, được cấp cho tổ chức để sử dụng băng tần hoặc kênh tần số xác định kèm theo các điều kiện cụ thể.

5. Tổ chức không có văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng băng tần khi bị mất sẽ bị xử phạt thế nào?

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 57 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về giấy phép như sau:

“Vi phạm quy định về giấy phép

1. Hình thức xử phạt, mức phạt tiền đối với hành vi không gửi văn bản đề nghị cấp lại khi Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện bị mất, bị rách, bị cháy hay bị tiêu hủy như sau:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với Giấy phép sử dụng tần số và quỹ đạo vệ tinh;

c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với Giấy phép sử dụng băng tần.

…”

Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:

“Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức

...

3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

…”

Theo quy định trên, tổ chức không có văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng băng tần khi bị mất sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

IV. Dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến giấy phép sử dụng băng tần

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề giấy phép sử dụng băng tần. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968 

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan