Trong quá trình đẩy mạnh hợp tác phát triển với các nước láng riêng, thì hoạt động giao thông vận tải quốc tế là vấn đề không thể thiếu và cần được quan tâm hơn cả. Vậy làm sao để hiểu thế nào là giấy phép vận tải đường bộ quốc tế GMS và những vấn đề liên quan xoay quanh về giấy phép vận tải đường bộ quốc tế GMS như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.
Hiện nay, việc vận chuyển hàng hóa qua các quốc gia trong khu vực Mekong (GMS) cần có giấy phép vận tải đường bộ quốc tế. Các phương tiện thuộc quyền sử dụng hợp pháp của các doanh nghiệp, hợp tác xã đã được cấp giấy phép vận tải đường bộ quốc tế GMS thì được cấp giấy phép vận tải đường bộ GMS để vận tải hành khách và hàng hóa. Phương tiện của các doanh nghiệp, hợp tác xã được cấp Giấy phép vận chuyển đường bộ GMS chỉ được phép hoạt động vận tải hàng hóa và hành khách qua lại theo các hành lang, tuyến đường và các cặp cửa khẩu.
Căn cứ vào Điều 11 Nghị định 119/2021/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép vận tải đường bộ qua biên giới như sau:
“Cấp, cấp lại Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế GMS
1. Đối tượng: Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế GMS được cấp cho đơn vị kinh doanh vận tải của Việt Nam thực hiện hoạt động vận tải đường bộ quốc tế GMS.
...
3. Thẩm quyền cấp giấy phép: Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
…”
Như vậy, Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế GMS là Giấy phép vận tải do Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp cho đơn vị kinh doanh vận tải của Việt Nam thực hiện hoạt động vận tải đường bộ quốc tế GMS.
Căn cứ vào khoản 2 và khoản 4 Điều 11 Nghị định 119/2021/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép vận tải đường bộ qua biên giới như sau:
Căn cứ vào khoản 1 Điều 12 Nghị định 119/2021/NĐ-CP quy định như sau:
“Thu hồi Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế GMS
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thu hồi giấy phép khi đơn vị kinh doanh vận tải vi phạm một trong các trường hợp sau:
a) Kinh doanh loại hình vận tải không đúng theo Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế GMS;
b) Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi;
c) Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu đề nghị thu hồi vì lý do vi phạm liên quan đến các hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu tại cửa khẩu, quy định về quản lý hoạt động ở khu vực cửa khẩu;
d) Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật.
…”
Như vậy, Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế GMS bị thu hồi trong trường hợp sau đây:
Đơn đề nghị cấp giấy phép vận tải đường bộ quốc tế GMS hiện nay gồm những nội dung như sau:
Căn cứ vào khoản 3 Điều 11 Nghị định 119/2021/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép vận tải đường bộ qua biên giới như sau:
“Cấp, cấp lại Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế GMS
…
3. Thẩm quyền cấp giấy phép: Tổng cục Đường bộ Việt Nam.”
Như vậy, Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế GMS là Giấy phép vận tải do Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp cho đơn vị kinh doanh vận tải của Việt Nam thực hiện hoạt động vận tải đường bộ quốc tế GMS.
Căn cứ vào điểm c khoản 4 Điều 11 Nghị định 119/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thực hiện cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế GMS theo Mẫu số 02 Phụ lục II của Nghị định này. Trường hợp không cấp, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thông báo bằng văn bản hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do;
Như vậy, thời gian cấp giấy phép vận tải đường bộ quốc tế GMS hiện nay là 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề giấy phép vận tải đường bộ quốc tế GMS. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn