HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU THUỶ SẢN HIỆN NAY

Thuỷ sản hiện nay ở nước ta không chỉ được sử dụng trong nước mà phần lớn cũng được đem đi xuất khẩu ở các quốc gia. Tuy nhiên, vì là mặt hàng xuất khẩu nên để đảm bảo cơ quan Nhà nước quản lý được hoạt động xuất khẩu, cũng như tránh tình trạng lợi dụng hoạt động này để làm việc trái pháp luật.

Tìm hiểu về giấy phép xuất khẩu thủy sản

I. Tìm hiểu về giấy phép xuất khẩu thủy sản

Giấy phép xuất khẩu thủy sản là một văn bản pháp lý quan trọng được cấp phép bởi cơ quan quản lý thủy sản cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của họ ra nước ngoài. Giấy phép này thường cần thiết để đảm bảo rằng các sản phẩm thủy sản được xuất khẩu tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm, vệ sinh và các tiêu chuẩn chất lượng của quốc gia nhập khẩu.

1. Giấy phép xuất khẩu thủy sản được hiểu như thế nào?

Giấy phép xuất khẩu là văn bản pháp lý được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền cho các cá nhân, doanh nghiệp để xuất khẩu một hoặc một số mặt hàng cụ thế. Chứng từ này đòi hỏi doanh nghiệp phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Do đó, giấy phép xuất khẩu mặt hàng thủy hải sản là văn bản chứng minh hoạt động thương mại thủy hải sản quốc tế của doanh nghiệp là hợp pháp.

2. Đối tượng nào cần phải có Giấy phép xuất khẩu thủy sản?

Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản: Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản cần phải có giấy phép để hợp pháp hoạt động và thực hiện các giao dịch xuất khẩu.

Cơ sở sản xuất và chế biến thủy sản: Các cơ sở sản xuất và chế biến thủy sản cũng thường cần phải có giấy phép để đảm bảo rằng sản phẩm của họ tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm và vệ sinh.

Nhà xuất khẩu cá nhân: Trong một số trường hợp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản cũng có thể cần phải có giấy phép để thực hiện các giao dịch xuất khẩu cá nhân.

Các đại lý xuất khẩu: Các đại lý xuất khẩu có thể cần phải có giấy phép để đại diện cho các doanh nghiệp hoặc cá nhân trong quá trình xuất khẩu thủy sản.

Những người hoạt động trong chuỗi cung ứng thủy sản: Các cá nhân hoặc tổ chức khác có liên quan đến việc sản xuất, chế biến, vận chuyển, lưu trữ và phân phối thủy sản cũng có thể cần phải có giấy phép xuất khẩu tùy theo yêu cầu của quốc gia và quy định cụ thể.

II. Điều kiện cấp Giấy phép xuất khẩu thủy sản

Khi xin cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS), thương nhân cần đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 69/2018/NĐ-CP:

- Có yêu cầu của thương nhân xuất khẩu về việc cấp CFS cho hàng hóa.

- Hàng hóa có tiêu chuẩn công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

Với Giấy chứng nhận y tế (HC) thì cần phải đáp ứng các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm tại Việt Nam. Doanh nghiệp xin giấy chứng nhận y tế phải đáp ứng được các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước nhập khẩu theo hợp đồng hợp tác đôi bên hoặc thông qua các điều ước. Thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có liên quan.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu thủy sản

III. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu thủy sản

Để hoàn tất thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu thuỷ sản, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ khi làm thủ tục xin cấp. 

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) quy định tại điểm a khoản 3 Điều 11 Nghị định 69/2018/NĐ-CP gồm:

- Văn bản đề nghị cấp CFS nêu rõ tên hàng, mã HS của hàng hóa, số chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hoặc số đăng ký, số hiệu tiêu chuẩn (nếu có), thành phần hàm lượng hợp chất (nếu có), nước nhập khẩu hàng hóa: 1 bản chính, thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

- Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có), bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở, các mặt hàng sản xuất để xuất khẩu: 1 bản chính.

- Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa): 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

Đối với hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận y tế (HC) tại Điều 16 Thông tư 52/2015/TT-BYT gồm:

- Đơn đề nghị cấp HC theo mẫu quy định tại Phụ lục 08 ban hành kèm theo Thông tư này.

- Kết quả kiểm nghiệm của từng mặt hàng thuộc lô hàng xuất khẩu, gồm các chỉ tiêu theo yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (đối với sản phẩm đã có Quy chuẩn kỹ thuật) hoặc các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn theo quy định (đối với sản phẩm chưa có Quy chuẩn kỹ thuật), thông tin về tên mặt hàng, số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng do phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận. (Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực).

- Mẫu nhãn sản phẩm (Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm) hoặc Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

IV. Trình tự, thủ tục đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu thủy sản

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy phép xuất khẩu thuỷ sản, thủ tục cấp được thực hiện như sau:

Đối với hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS), tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, theo đó, thời hạn cấp CFS không quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày thương nhân nộp hồ sơ đầy đủ, đúng quy định. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp CFS thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.

Cơ quan cấp CFS có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất trường hợp nhận thấy việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp CFS hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định đối với CFS đã cấp trước đó.

Đối với hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận y tế (HC), tại Điều 17 Thông tư 52/2015/TT-BYT:

- Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh sản phẩm thực phẩm đề nghị cấp HC nộp hồ sơ đến Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế (nộp trực tiếp hoặc nộp hồ sơ theo đường bưu điện).

- Ngay khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp HC, bộ phận tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra hồ sơ, vào Sổ tiếp nhận và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho tổ chức, cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.

- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này phải xem xét, cấp HC theo mẫu quy định tại Phụ lục số 09, Phụ lục số 10 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do không cấp.

V. Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về Giấy phép xuất khẩu thủy sản

1. Giấy phép xuất khẩu thủy sản do cơ quan nào cấp và có thời hạn bao lâu?

Để xin cấp giấy phép xuất khẩu thuỷ sản, doanh nghiệp xin cấp giấy phép cần phải nộp hồ sơ ở đúng cơ quan có thẩm quyền cấp. Đối với hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) tại mục III Phụ lục III Nghị định 69/2018/NĐ-CP theo đó thuỷ sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, nên doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ xin cấp CFS đến Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đối với hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận y tế (HC) tại Điều 17 Thông tư 52/2015/TT-BYT cơ quan có thẩm quyền cấp thuộc về Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế.

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, theo đó, thời hạn cấp CFS không quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày thương nhân nộp hồ sơ đầy đủ, đúng quy định.

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận y tế (HC), Điều 17 Thông tư 52/2015/TT-BYT thời gian cấp trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ.

Để kinh doanh xuất khẩu thủy sản thì ngoài giấy phép xuất khẩu thủy sản có cần thêm giấy phép CITES không?

2. Để kinh doanh xuất khẩu thủy sản thì ngoài giấy phép xuất khẩu thủy sản có cần thêm giấy phép CITES không?

Giấy phép CITES, chứng chỉ CITES do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, tái nhập khẩu, nhập nội từ biển hợp pháp mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES; xuất khẩu mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định tại Nghị định này và không thuộc Danh mục các loài thuộc Phụ lục CITES. (khoản 3 Điều 3 Nghị định 06/2019/NĐ-CP)

Tại điểm 2 Công văn 5665/TCHQ-GSQL quy định các loài thủy sản thuộc Phụ lục Công ước CITES xuất khẩu vì mục đích thương mại phải có giấy phép CITES theo quy định tại Nghị định số 06/2019/NĐ-CP và Nghị định số 84/2021/NĐ-CP. Như vậy, khi kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản và loài đó thuộc Phụ lục Công ước CITES thì sẽ cần thêm giấy phép CITES.

3. Giấy phép xuất khẩu thủy sản bị rách thì có được cấp lại hay không?

Căn cứ khoản 4 Điều 50 Luật Thủy sản 2017 quy định giấy phép khai thác thủy sản phải xin cấp lại hoặc điều chỉnh khi thuộc các trường hợp sau:

- Giấy phép khai thác thủy sản bị mất, hư hỏng;

Như vậy, Giấy phép xuất khẩu thủy sản bị rách được cấp lại. 

Trên đây là những thông tin xoay quanh đề tài Giấy phép xuất khẩu thủy sản. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về Giấy phép xuất khẩu thủy sản, Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: Legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan