Hiện nay, nhu cầu xuất khẩu lao động ngày càng phát triển, với nhiều thị trường lao động khác nhau. Điều đó dẫn đến hoạt động cung ứng lao động đi làm việc ở nước ngoài ngày càng được nhiều doanh nghiệp quan tâm.
Hình ảnh hợp đồng cung ứng lao động
Vậy khi giao kết và thực hiện hợp đồng cung ứng lao động đi làm việc ở nước ngoài, các bên cần có những lưu ý gì? Sau đây. NPLAW sẽ tư vấn giải đáp thắc mắc cho quý khách hàng.
Hiện nay. người lao động Việt Nam ngày càng có nhiều cơ hội làm việc tại các thị trường lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, và một số quốc gia Trung Đông. Đây là cơ hội để cải thiện thu nhập, nâng cao tay nghề và tiếp cận môi trường lao động quốc tế. Vì vậy, việc ký kết hợp đồng cung ứng lao động đi làm việc ở nước ngoài hiện nay ngày càng phổ biến.
Tuy nhiên, nhiều vấn đề tiêu cực, hạn chế còn tồn tại như một số doanh nghiệp môi giới hoặc công ty cung ứng lao động không công khai rõ ràng các điều khoản hợp đồng, dẫn đến tranh chấp hoặc thiệt thòi cho người lao động khi ra nước ngoài; người lao động phải trả phí dịch vụ cao, đôi khi không minh bạch, gây áp lực tài chính lớn trước khi đi làm việc; một số người lao động sau khi đến nước sở tại tự ý bỏ hợp đồng, làm việc bất hợp pháp, ảnh hưởng đến hình ảnh lao động Việt Nam và thực hiện hợp đồng cung ứng lao động;...
II. Quy định pháp luật về hợp đồng cung ứng lao động đi làm việc ở nước ngoài
Theo quy định tại Điều 19 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 thì hợp đồng cung ứng lao động được hiểu là văn bản thỏa thuận giữa doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam với bên nước ngoài tiếp nhận lao động về điều kiện, quyền, nghĩa vụ của mỗi bên trong việc cung ứng và tiếp nhận người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Hợp đồng cung ứng lao động đi làm việc ở nước ngoài có một số đặc điểm đặc thù nhằm đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan, đặc biệt là người lao động. Dưới đây là các đặc điểm chính:
Chủ thể hợp đồng
Bên cung ứng lao động: Thường là doanh nghiệp được cấp phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Người lao động: Cá nhân có đủ điều kiện (sức khỏe, tay nghề, ngoại ngữ, ...) theo quy định của hợp đồng và pháp luật Việt Nam.
Bên tiếp nhận lao động: Là tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân ở nước ngoài sử dụng lao động theo nhu cầu.
Nội dung hợp đồng
Hợp đồng cung ứng lao động thường bao gồm: Thông tin về các bên tham gia hợp đồng; Công việc cụ thể; Thời hạn hợp đồng; Mức lương và chế độ phúc lợi; Chi phí; Quyền lợi và nghĩa vụ; Điều khoản chấm dứt hợp đồng; Tính pháp lý
Thủ tục đăng ký: Doanh nghiệp dịch vụ đăng ký hợp đồng cung ứng lao động và chỉ được thực hiện sau khi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản chấp thuận.
Theo khoản 2 Điều 19 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 về nội dung của hợp đồng cung ứng lao động phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động và có những nội dung sau đây:
Thời hạn của hợp đồng;
Số lượng người lao động; ngành, nghề, công việc phải làm; độ tuổi của người lao động;
Nước tiếp nhận lao động;
Địa điểm làm việc nếu hợp đồng ký với người sử dụng lao động ở nước ngoài;
Điều kiện, môi trường làm việc;
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
An toàn, vệ sinh lao động;
Tiền lương, tiền công, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ; các khoản khấu trừ từ lương theo quy định của nước tiếp nhận lao động;
Hình ảnh mẫu hợp đồng cung ứng lao động
Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại;
Chế độ khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe sinh sản;
Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
Điều kiện chấm dứt hợp đồng của người lao động trước thời hạn và trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
Tiền dịch vụ được bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả (nếu có);
Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại;
Trách nhiệm của các bên khi người lao động gặp rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
Trách nhiệm của các bên trong việc giải quyết vấn đề phát sinh đối với người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
Cơ chế, thủ tục và pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp;
Thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
III. Một số thắc mắc về hợp đồng cung ứng lao động đi làm việc ở nước ngoài
Theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 10 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, ký quỹ là một trong những điều kiện để doanh nghiệp được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Theo quy định tại Điều 23 Nghị định 112/2021/NĐ-CP, mức ký quỹ hiện nay là 2.000.000.000 (Hai tỷ) đồng và doanh nghiệp dịch vụ phải thực hiện ký quỹ tại một ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Trường hợp doanh nghiệp dịch vụ giao nhiệm vụ cho chi nhánh thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải ký quỹ thêm 500.000.000 (Năm trăm triệu) đồng đối với mỗi chi nhánh được giao nhiệm vụ.
Có thể gia hạn hợp đồng cung ứng lao động đi làm việc ở nước ngoài, tuy nhiên việc này phụ thuộc vào một số yếu tố và phải tuân thủ các quy định pháp luật của Việt Nam cũng như của nước tiếp nhận lao động. Theo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 và các văn bản hướng dẫn, điều kiện gia hạn hợp đồng, đó là:
Hợp đồng gốc cho phép gia hạn hoặc có quy định rõ về thủ tục gia hạn.
Người lao động có nguyện vọng tiếp tục làm việc.
Người sử dụng lao động ở nước ngoài có nhu cầu và đồng ý gia hạn hợp đồng.
Sự chấp thuận của các bên: Sự gia hạn cần có sự đồng ý của ba bên: người lao động, doanh nghiệp cung ứng lao động và người sử dụng lao động ở nước ngoài.
Theo Điều 20 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 có quy định như sau:
“Đăng ký hợp đồng cung ứng lao động
1. Doanh nghiệp dịch vụ đăng ký hợp đồng cung ứng lao động và chỉ được thực hiện sau khi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản chấp thuận.”
Hình ảnh cung ứng lao động
Như vậy, hợp đồng cung ứng lao động sẽ không có giá trị pháp lý nếu doanh nghiệp dịch vụ không đăng ký hợp đồng cung ứng lao động tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Hợp đồng cung ứng lao động đi làm việc ở nước ngoài nhưng không cung ứng đúng thời hạn thì có khởi kiện được không? Xử lý như thế nào?
Một trong những nội dung của hợp đồng cung ứng lao động là quy định trách nhiệm của các bên khi người lao động gặp rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài cũng như trách nhiệm của các bên trong việc giải quyết vấn đề phát sinh đối với người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài.
Do đó, hợp đồng cung ứng lao động đi làm việc ở nước ngoài nhưng không cung ứng đúng thời hạn thì có khởi kiện để đảm bảo quyền lợi.
*Quy trình xử lý như sau:
Bước 1: Thương lượng và hòa giải
Người lao động cần gửi văn bản yêu cầu doanh nghiệp cung ứng lao động giải quyết vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại (nếu có).
Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, người lao động có thể yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước can thiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động tại địa phương).
Bước 2: Nộp đơn khởi kiện
Nộp đơn tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền (thường là tòa án nơi doanh nghiệp cung ứng lao động đặt trụ sở).
Tòa án sẽ xem xét hợp đồng, chứng cứ và các quy định pháp luật để đưa ra phán quyết.
IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan hợp đồng cung ứng lao động đi làm việc ở nước ngoài
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề hợp đồng cung ứng lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn