HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở TÁI ĐỊNH CƯ

Hiện nay nhà ở tái định cư đang được nhà nước và các nhà đầu tư quan tâm phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở ngày càng tăng cao. Vậy làm sao để hiểu thế nào là hợp đồng mua bán nhà ở tái định cư và những vấn đề liên quan xoay quanh về hợp đồng mua bán nhà ở tái định cư như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Tìm hiểu về hợp đồng mua bán nhà ở tái định cư

1. Hợp đồng mua bán nhà ở tái định cư là gì?

Hợp đồng mua bán nhà ở tái định cư là văn bản pháp lý giữa bên bán (thường là cơ quan nhà nước hoặc tổ chức được giao quản lý các dự án tái định cư) và bên mua (các hộ gia đình hoặc cá nhân được tái định cư) nhằm thực hiện việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở thuộc dự án tái định cư.

Hợp đồng mua bán nhà ở tái định cư là gì?

2. Có được quyền mua bá n nhà ở tái định cư không?

Theo quy định pháp luật, đất tái định cư về bản chất cũng là đất ở, vì vậy, người được nhà nước bồi thường đất tái định cư hoàn toàn có quyền chuyển nhượng nó cho người khác với điều kiện đầy đủ giấy tờ và thủ tục hợp pháp.

Việc chuyển nhượng đất tái định cư cần đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai năm 2024, cụ thể như sau:

  • Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện sau đây:
  • Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất, chuyển đổi đất nông nghiệp khi dồn điền, đổi thửa, tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cộng đồng dân cư và trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 124 và điểm a khoản 4 Điều 127 của Luật này;
  • Đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự;
  • Trong thời hạn sử dụng đất;
  • Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

Theo đó, khi muốn mua đất tái định cư, thì cần đáp ứng 4 điều kiện sau:

  • Có Giấy chứng nhận đất tái định cư cần chuyển nhượng;
  • Đất tái định cư không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất tái định cư không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Đất tái định cư còn thời hạn sử dụng đất.

II. Quy định  pháp luật về hợp đồng mua bán nhà ở tái định cư

1. Nội dung cơ  bản của hợp đồng mua bán nhà ở tái định cư

Căn cứ quy định tại Điều 163 Luật Nhà ở 2023 hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản bao gồm các nội dung sau đây:

  • Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;
  • Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó.
  • Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; thời hạn sử dụng nhà chung cư theo hồ sơ thiết kế; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt; giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trong trường hợp chưa tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu; trách nhiệm đóng, mức đóng kinh phí bảo trì và thông tin tài khoản nộp kinh phí bảo trì;
  • Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;
  • Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở;
  • Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê mua, cho thuê, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn; thời hạn sở hữu đối với trường hợp mua bán nhà ở có thời hạn;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên.Trường hợp thuê mua nhà ở thì phải ghi rõ quyền và nghĩa vụ của các bên về việc sửa chữa hư hỏng của nhà ở trong quá trình thuê mua;
  • Cam kết của các bên;
  • Thỏa thuận khác;
  • Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
  • Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;
  • Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.

Như vậy, hợp đồng mua bán nhà ở tái định cư cũng phải bao gồm những nội dung nêu trên.

2. Đối tượng được thực hiện hợp đồng mua bán nhà ở tái định cư

Đối tượng thuộc diện được thực hiện hợp đồng mua bán nhà ở tái định cư bao gồm:

  • Hộ gia đình, cá nhân có nhà ở hợp pháp thuộc diện bị giải tỏa khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng theo quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
  • Hộ gia đình, cá nhân bị Nhà nước thu hồi đất ở gắn với nhà ở và phải di chuyển chỗ ở nhưng không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai và không có chỗ ở nào khác;
  • Hộ gia đình, cá nhân là chủ sở hữu nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại theo quy định

III. Giải đáp những câu​​​​​​​ hỏi liên quan đến hợp đồng mua bán nhà ở tái định cư

1. Hợp đồng mua bán nhà ở tái định cư có cần công chứng không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 164 Luật Nhà ở 2023 có quy định về công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở như sau: Trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết; mua bán, thuê mua nhà ở thuộc tài sản công; mua bán, thuê mua nhà ở mà một bên là tổ chức, bao gồm: nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; thuê, mượn, ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Theo quy định nêu trên, cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Hợp đồng mua bán nhà ở tái định cư có cần công chứng không?

Do đó, hợp đồng cho thuê mua nhà ở phục vụ tái định cư bắt buộc phải lập thành văn bản nhưng không bắt buộc phải công chứng chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

2. Đối với việc mua nhà ở thương mại để tái định cư thì người được bố trí tái định cư sẽ ký kết hợp đồng mua nhà với cơ quan nhà nước hay chủ đầu tư?

Căn cứ khoản 1 Điều 52 Luật Nhà ở 2023 quy định về việc mua nhà ở thương mại để phục vụ tái định cư như sau:

  • Đối với việc đặt hàng, mua nhà ở thương mại phục vụ tái định cư thì đơn vị được giao bố trí tái định cư ký hợp đồng mua bán nhà ở hoặc ký hợp đồng đặt hàng với chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bố trí cho người được tái định cư theo quy định sau đây:
  • Trường hợp đơn vị được giao bố trí tái định cư ký hợp đồng mua bán nhà ở thương mại với chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thì người được bố trí tái định cư trực tiếp ký hợp đồng mua bán, thuê mua, thuê nhà ở với đơn vị được giao bố trí tái định cư và nhận bàn giao nhà ở từ đơn vị này;
  • Trường hợp đơn vị được giao bố trí tái định cư ký hợp đồng đặt hàng mua nhà ở với chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thì người được bố trí tái định cư trực tiếp ký hợp đồng mua bán nhà ở với chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên cơ sở các nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng đặt hàng mua nhà ở.
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải xác định số lượng nhà ở đặt hàng bảo đảm phù hợp với nhu cầu cần bố trí tái định cư trên địa bàn. Người được bố trí tái định cư có trách nhiệm tiếp nhận nhà ở theo hợp đồng mua nhà ở thương mại;
  • Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho người được bố trí tái định cư mua, thuê mua nhà ở quy định tại điểm a và điểm b khoản này, trừ trường hợp người được bố trí tái định cư mua, thuê mua nhà ở tự nguyện làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận.

Theo đó, đối với trường hợp đơn vị được giao thực hiện tái định cư (cơ quan nhà nước) đã ký hợp đồng mua bán nhà ở thương mại với chủ đầu tư nhà ở thương mại nên người được bố trí tái định cư sẽ ký kết hợp đồng mua bán nhà.

IV. Dịch vụ tư vấn và thực hiện  các thủ tục liên quan đến hợp đồng mua bán nhà ở tái định cư

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề hợp đồng mua bán nhà ở tái định cư. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan