Hiện nay, với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế cùng với sự sôi nổi của thị trường bất động sản thì ngày càng nhiều các giao dịch liên quan đến đất đai được thực hiện. Sang tên sổ đỏ là một thủ tục nhằm hoàn tất việc chuyển đổi tên từ tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sang thành tên của một chủ thể khác. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành thì không có một văn bản pháp lý nào giải thích về khái niệm cũng như định nghĩa của “thủ tục sang tên sổ đỏ”. Ta có thể hiểu rằng đây là cách gọi thông thường của người dân dùng để chỉ “thủ tục đăng ký biến động đối với bất động sản”. Sau đây, NPLaw sẽ tư vấn và giải đáp các thắc mắc liên quan đến thủ tục sang tên sổ đỏ hộ gia đình nhằm giúp quý khách hàng có thể nắm rõ các quy định của pháp luật cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách tốt nhất.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 167 và điểm a khoản 4 Điều 95 Luật đất đai 2013 (sửa đổi, bổ sung 2018) và điểm i, k khoản 2 Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT thì có hai trường hợp khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất được phép thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ. Cụ thể như sau:
Điều kiện đối với bên chuyển nhượng, tặng cho, để lại tài sản:
Dựa trên quy định tại khoản 1 Điều 188 và Điều 192 Luật Đất đai 2013 (sửa đổi, bổ sung 2018) thì người sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho khi có đủ điều kiện sau:
Điều kiện thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ hộ gia đình
Dựa trên quy định tại khoản 1 Điều 188 và Điều 192 Luật Đất đai 2013 (sửa đổi, bổ sung 2018) thì người sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho khi có đủ điều kiện sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 40 và Điều 41 Luật Công chứng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2018) thì các bên trong giao dịch cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
a. Bên chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế:
b. Bên nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế:
Thành phần hồ sơ:
Nếu bên chuyển nhượng tự nộp thuế thu nhập cá nhân thì hồ sơ đăng ký biến động không cần tờ khai thuế thu nhập cá nhân.
Nơi nộp hồ sơ:
Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu có nhu cầu.
Cách 2: Hộ gia đình, cá nhân không nộp hồ sơ tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất.
Thời gian giải quyết: Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn. Thời hạn trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ,…
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 140/2016/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung 2019) thì người nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế đối với nhà, đất thì phải nộp lệ phí trước bạ là 0.5%.
Lệ phí trước bạ phải nộp = 0.5% x Giá tính lệ phí trước bạ (Giá chuyển nhượng)Ngoài ra, pháp luật cũng có quy định cụ thể về những trường hợp được miễn lệ phí trước bạ tại Điều 9 Nghị định 140/2016/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung 2019) như sau:
Theo quy định tại Điều 29 và Điều 31 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi, bổ sung 2014) thì mức thuế thu nhập cá nhân phải nộp khi thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ được quy định cụ thể như sau:
Thuế thu nhập cá nhân = Giá chuyển nhượng x Thuế suất 2%
Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất 10%
Phí thẩm định hồ sơ khi thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Do vậy, mức thu của mỗi tỉnh, thành đối với loại phí này sẽ khác nhau
Theo quy định tại khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 (sửa đổi, bổ sung 2018), khoản 1 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung 2017, 2019, 2020) và khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT thì khi thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ hộ gia đình cần phải có văn bản đồng ý, được công chứng hoặc chứng thực theo quy định pháp luật từ những người cùng có tên trên Giấy CNQSDĐ chứ không phải là những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu. Vậy nên, khi thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ không cần có sự đồng ý của tất cả các thành viên trong hộ gia đình mà chỉ cần sự đồng ý từ những người cùng có tên trên Giấy CNQSDĐ.
Khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định như sau:
“Người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự quy định tại Khoản 1 Điều 64 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật”.
Theo quy định trên thì văn bản đồng ý cho việc thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ của những người cùng có tên trên Giấy CNQSDĐ cần phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung 2022) thì khi thực hiện việc chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất mà không thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với bên nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 17 Nghị định 91/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung 2022) thì khi thuộc trường hợp buộc phải thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ mà không thực hiện thì sẽ bị xử phạt cụ thể như sau:
Đối với khu vực đô thị:
Trên đây là một số hướng dẫn chi tiết về thủ tục sang tên sổ đỏ theo quy định của pháp luật hiện hành. NPLaw với đội ngũ luật sư và cộng sự nhiều kinh nghiệm sẽ giúp Quý khách hàng thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ trong thời gian ngắn nhất cùng với chi phí hợp lí nhất.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn