Với nhu cầu ngày càng tăng, kinh doanh phụ kiện điện thoại trở thành một lĩnh vực hấp dẫn với vốn đầu tư linh hoạt, lợi nhuận cao và dễ dàng tiếp cận khách hàng. Tuy nhiên, để thành công trong thị trường cạnh tranh này, người kinh doanh cần hiểu rõ về xu hướng tiêu dùng, nguồn hàng, chiến lược bán hàng cũng như các quy định pháp luật liên quan. Sau đây, kính mời quý độc giả hãy cùng NPLaw tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan đến bán phụ kiện điện thoại.
Thị trường phụ kiện điện thoại đang phát triển mạnh mẽ nhờ sự gia tăng không ngừng của người dùng smartphone trên toàn thế giới. Khi điện thoại thông minh trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống, nhu cầu sử dụng các phụ kiện điện thoại cũng ngày càng tăng cao. Tại Việt Nam, với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, giúp các nhà bán lẻ dễ dàng tiếp cận khách hàng mà không cần đầu tư quá nhiều vào cửa hàng vật lý.
Tuy nhiên, để tận dụng tiềm năng kinh doanh này, người bán cần có chiến lược chọn sản phẩm phù hợp, tối ưu kênh bán hàng và đảm bảo chất lượng hàng hóa. Ngoài ra, việc nắm bắt xu hướng tiêu dùng, sử dụng quảng cáo hiệu quả và tạo dựng thương hiệu uy tín sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong thị trường đầy cạnh tranh này. Với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, phụ kiện điện thoại vẫn là một lĩnh vực kinh doanh đầy hứa hẹn cho những ai biết khai thác cơ hội.
Kinh doanh phụ kiện điện thoại mang lại nhiều lợi ích hấp dẫn, đặc biệt trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ. Trước hết, đây là thị trường tiềm năng với nhu cầu cao, bởi hầu hết mọi người đều sở hữu điện thoại di động và thường xuyên cần các phụ kiện như ốp lưng, cáp sạc, tai nghe, kính cường lực… Thứ hai, vốn đầu tư ban đầu thấp, không cần kho bãi lớn, giúp cá nhân hoặc doanh nghiệp nhỏ dễ dàng tham gia. Ngoài ra, lợi nhuận hấp dẫn khi giá nhập thấp nhưng giá bán có thể cao hơn gấp nhiều lần, đặc biệt với các sản phẩm hot trend.
Mặc dù có nhiều cơ hội, nhưng kinh doanh phụ kiện điện thoại cũng đi kèm với nhiều thách thức. Cạnh tranh khốc liệt là một trong những khó khăn lớn nhất, hơn nữa, tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan làm giảm uy tín của người bán nếu không kiểm soát được nguồn hàng. Ngoài ra, xu hướng tiêu dùng thay đổi nhanh chóng, nên người kinh doanh cần liên tục cập nhật sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu thị trường. Cuối cùng, nếu bán hàng online, người bán phải đối mặt với chi phí quảng cáo cao, chính sách thay đổi từ các sàn thương mại điện tử và rủi ro từ khách hàng như hoàn hàng, boom hàng.
- Yêu cầu về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm.
Theo quy định pháp luật, các sản phẩm lưu thông trên thị trường Việt Nam, bao gồm phụ kiện điện thoại, phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải chứng minh được xuất xứ của hàng hóa thông qua các chứng từ như:
- Các quy định về nhãn mác, chứng nhận chất lượng đối với một số loại phụ kiện.
Theo Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 111/2021/NĐ-CP), nhãn hàng hóa của phụ kiện điện thoại phải thể hiện đầy đủ các nội dung bắt buộc sau:
Hàng nhập khẩu phải có nhãn phụ bằng tiếng Việt trước khi đưa ra thị trường. Một số loại phụ kiện điện thoại có liên quan đến an toàn điện, tần số vô tuyến hoặc môi trường cần phải có chứng nhận chất lượng trước khi lưu hành, cụ thể:
Như vậy, khi kinh doanh phụ kiện điện thoại, doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cần tuân thủ các quy định về nguồn gốc, xuất xứ, nhãn hàng hóa và chứng nhận chất lượng để tránh bị xử phạt và đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.
- Khi nào cần đăng ký hộ kinh doanh hoặc thành lập công ty?
Việc bán phụ kiện điện thoại có cần thành lập công ty hay không phụ thuộc vào quy mô kinh doanh, doanh thu và mô hình hoạt động của chủ thể kinh doanh, cụ thể như sau:
Như vậy, nếu chỉ kinh doanh nhỏ lẻ, không có địa điểm cố định, có thể không cần đăng ký hộ kinh doanh hoặc công ty. Nếu mở cửa hàng hoặc kinh doanh có địa điểm cố định, cần đăng ký hộ kinh doanh cá thể hoặc thành lập công ty mô hình hoạt động của chủ thể kinh doanh.
- Các loại giấy phép cần thiết nếu mở cửa hàng hoặc kinh doanh online.
Khi mở cửa hàng hoặc kinh doanh online phụ kiện điện thoại, cần có các giấy phép sau:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải lập hóa đơn và giao cho người mua, kể cả trong các trường hợp đặc biệt như:
Như vậy, khi bán phụ kiện điện thoại cần phải lập hóa đơn đúng quy định, nếu không tuân thủ, có thể bị xử phạt theo quy định pháp luật.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Đối với công ty tư nhân
Đối với công ty hợp danh
Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần:
Đối với công ty TNHH một thành viên
Bước 2: Nộp hồ sơ
Bước 3: Nhận kết quả
Theo Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, cửa hàng phụ kiện điện thoại kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính dựa trên giá trị của hàng hóa vi phạm. Mức phạt cụ thể được quy định như sau:
Đối với hàng hóa có giá trị dưới 1.000.000 đồng, cửa hàng có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng.
Đối với hàng hóa có giá trị từ 1.000.000 đồng trở lên, mức phạt sẽ tăng dần theo giá trị của hàng hóa vi phạm, cụ thể:
Như vậy, tùy thuộc vào giá trị của hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, cửa hàng phụ kiện điện thoại kinh doanh hàng hóa sẽ bị xử phạt theo các mức khác nhau.
Theo khoản 6 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, không phải tất cả hàng xách tay đều là hàng nhập lậu. Hàng xách tay sẽ không bị coi là hàng nhập lậu nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Như vậy, cửa hàng được nhập khẩu và kinh doanh nếu phụ kiện điện thoại xách tay đáp ứng đủ các điều kiện trên.
Theo Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC, nếu bán phụ kiện điện thoại online và có phát sinh thu nhập, cần phải kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật. Việc đóng thuế được quy định như sau:
Trên đây là bài viết của NPLaw về bán phụ kiện điện thoại, với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm NPLaw luôn sẵn sàng đồng hành, tư vấn và hỗ trợ các vấn đề liên quan đến bán phụ kiện điện thoại. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn