Kể từ khi Việt Nam chính thức là thành viên của WTO, rất nhiều thương hiệu nổi tiếng nước ngoài đã thực hiện việc nhượng quyền thương mại vào Việt Nam như: Starbucks, Mc Donald's, Coast London,…và đã tạo nên sức ép rất lớn cho các doanh nghiệp trong nước. Nhằm đối phó với thực trạng này, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã nhanh chóng tích cực phát triển thương hiệu và thực hiện sôi động các hoạt động nhượng quyền. Nổi bật phải kể đến là: Trung Nguyên, Highland Coffee, The Coffee House, thời trang Ninomax, Foci,…
Bên cạnh sự nỗ lực của chính bản thân doanh nghiệp, Nhà nước cũng góp phần rất lớn trong việc hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam phát triển thị trường nhượng quyền trong nước. Cụ thể, pháp luật Việt Nam đã bãi bỏ thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại trong nước – một thủ tục vốn khá phức tạp và tốn kém, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có mong muốn kinh doanh theo mô hình nhượng quyền. Theo đó, Nghị định 120/2011/NĐ-CP ngày 16/12/2011 ra đời và quy định rằng doanh nghiệp thực hiện nhượng quyền trong nước chỉ phải thực hiện thủ tục thông báo hoạt động nhượng quyền thương mại với Sở Công Thương nơi doanh nghiệp thực hiện hoạt động nhượng quyền.
Hãng luật NPLaw là đơn vị tư vấn pháp lý chuyên nghiệp, đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc với các doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình nhượng quyền thương mại xin gửi đến Quý Khách hàng một số thông tin cơ bản về thủ tục thông báo hoạt động nhượng quyền trong nước. Cụ thể như sau:
I/ Khái niệm:
Nhượng quyền thương mại trong nước là việc thương nhân Việt Nam (bên nhượng quyền) cho phép thương nhân Việt Nam khác (bên nhận quyền) tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền. Ngoài ra, bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
II/ Điều kiện thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại trong nước:
III/ Thủ tục thông báo với Sở Công Thương:
Hồ sơ báo cáo cho Sở Công Thương bao gồm các nội dung cơ bản sau:
Như vậy, đối với các doanh nghiệp thực hiện hoạt động nhượng quyền trong nước thì việc báo cáo với Sở Công Thương nơi thực hiện hoạt động nhượng quyền là thủ tục bắt buộc theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ-CP ngày 16/12/2011. Việc vi phạm quy định này sẽ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 75 Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26/08/2020. Tuy nhiên, việc báo cáo hiện nay lại chưa có quy định biểu mẫu cụ thể và phụ thuộc rất nhiều vào hướng dẫn của Sở Công Thương từng địa phương. Do đó, trong trường hợp có nhu cầu thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại trong nước, vui lòng để lại thông tin tại đây nếu Quý khách hàng cần được tư vấn chuyên sâu hơn trong lĩnh vực Thương mại.
-------------
Từ khóa chính: nhượng quyền thương mại trong nước
Từ khóa liên quan: nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền, bên nhận quyền
Bài viết liên quan:
==> Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn