Hướng dẫn xin giấy phép khai thác tận thu khoáng sản mới nhất

Trong bối cảnh phát triển kinh tế hiện nay, việc khai thác khoáng sản đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình khai thác diễn ra một cách bền vững và tuân thủ đúng pháp luật, các doanh nghiệp cần phải có giấy phép khai thác tận thu khoáng sản. Giấy phép này không chỉ là bằng chứng pháp lý cho phép doanh nghiệp được quyền khai thác mà còn là công cụ để nhà nước quản lý chặt chẽ việc sử dụng tài nguyên một cách hợp lý và hiệu quả.

I. Thực trạng xin giấy phép khai thác tận thu khoáng sản

Thực trạng xin giấy phép khai thác tận thu khoáng sản hiện nay đang đối mặt với nhiều thách thức và vấn đề cần được giải quyết. Trong bối cảnh pháp luật về khoáng sản ngày càng được siết chặt để đảm bảo sự phát triển bền vững, các doanh nghiệp muốn khai thác khoáng sản cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về môi trường, an toàn lao động và trách nhiệm xã hội. Việc xin cấp giấy phép không chỉ đòi hỏi một hồ sơ đầy đủ và chi tiết mà còn cần có sự thẩm định kỹ lưỡng từ các cơ quan chức năng để đánh giá đúng đắn về mức độ ảnh hưởng của dự án khai thác tới môi trường và cộng đồng dân cư xung quanh. Đồng thời, việc giám sát chặt chẽ sau khi giấy phép được cấp là hết sức quan trọng để bảo vệ lợi ích của nhà nước, của người dân và của chính doanh nghiệp khai thác.

- Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản là gì?

Theo Điều 67 Luật Khoáng sản 2010: “Khai thác tận thu khoáng sản là hoạt động khai thác khoáng sản còn lại ở bãi thải của mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ.”

Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản là gì?

Như vậy, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản là một loại giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân muốn thực hiện hoạt động khai thác khoáng sản còn lại ở bãi thải của mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ.

- Muốn thực hiện hoạt động khai thác tận thu khoáng sản cần phải làm gì?

Tổ chức, cá nhân muốn thực hiện hoạt động khai thác tận thu khoáng sản cần phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.

II. Quy định pháp luật về giấy phép khai thác tận thu khoáng sản

1. Các điều kiện để được cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản

Theo khoản 2 Điều 53 Luật Khoáng sản 2010 (sửa đổi bởi khoản 12 Điều 8 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) quy định: “Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 10 của Luật này. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản;

b) Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

c) Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.”

Như vậy, tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản nếu đáp ứng các điều kiện trên.

cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản

2. Hồ sơ cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bao gồm những giấy tờ gì?

Theo khoản 1 Điều 70 Luật Khoáng sản 2010, hồ sơ cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bao gồm:

-Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản;

-Bản đồ khu vực khai thác tận thu khoáng sản;

-Dự án đầu tư khai thác tận thu khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt; bản sao giấy chứng nhận đầu tư;

-Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường;

-Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 

3. Thẩm quyền cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản?

Theo khoản 2 Điều 82 Luật Khoáng sản 2010, “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố; Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.”

Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.

III. Một số thắc mắc về giấy phép khai thác tận thu khoáng sản

1. Thời hạn tối thiểu để được cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản

Theo điểm a khoản 2 Điều 71 Luật Khoáng sản 2010 quy định: “Thời hạn giải quyết hồ sơ cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản là tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với hồ sơ cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản”.

Như vậy, thời hạn tối thiểu để được cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản là 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Thời hạn tối thiểu để được cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản

2. Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản hết hiệu lực mới làm đề nghị gia hạn thì có được chấp thuận không?

Theo điểm a khoản 1 Điều 39 Nghị định 158/2016/NĐ-CP: “Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản được gia hạn Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản khi đáp ứng đủ điều kiện đã nộp đủ hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản còn hiệu lực ít nhất là 15 ngày; trong đó giải trình rõ lý do đề nghị gia hạn”.

Như vậy, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản hết hiệu lực mới làm đề nghị gia hạn thì không được chấp thuận theo quy định trên.

3. Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bị thu hồi trong những trường hợp nào theo quy định hiện nay?

Theo khoản 1 Điều 72 Luật Chứng khoán 2010, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:

“- Tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản không thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 69 của Luật này;

- Khu vực khai thác tận thu khoáng sản bị công bố là khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.”

Tóm lại, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bị thu hồi nếu thuộc một trong những trường hợp trên.

4. Tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản có được bồi thường khi khu vực khai thác này bị nhà nước cấm thực hiện hoạt động khai thác không? 

Theo khoản 3 Điều 72 Luật Chứng khoán 2010 quy định: “Trường hợp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bị thu hồi theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.”

Tại điểm b khoản 1 Điều này quy định như sau:“Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bị thu hồi trong trường hợp khu vực khai thác tận thu khoáng sản bị công bố là khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.”

Như vậy, tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản được bồi thường khi khu vực khai thác này bị nhà nước cấm thực hiện hoạt động khai thác theo quy định pháp luật.

5. Đối với dự án khai thác tận thu khoáng sản thì Nhà nước có phép được thực hiện thu hồi đất không?

Theo khoản 1 Điều 16 Luật Đất đai 2013, Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

“- Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

- Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;

- Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.”

Như vậy, đối với dự án khai thác tận thu khoáng sản thì Nhà nước không được thực hiện thu hồi đất nếu không thuộc các trường hợp nêu trên.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan giấy phép khai thác tận thu khoáng sản

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về giấy phép khai thác tận thu khoáng sản mà NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan