Quyền sở hữu công nghiệp là một trong những đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ và thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Vậy hiểu thế nào về loại quyền này?
Thuật ngữ “Sở hữu công nghiệp” được dùng để chỉ các loại quyền tài sản đối với thành quả lao động sáng tạo trí tuệ của con người trong lĩnh vực công nghiệp, kinh doanh và thương mại.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Về bản chất, quyền sở hữu công nghiệp cũng giống như các quyền sở hữu trí tuệ khác là quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp chứ không phải quyền đối với sản phẩm/vật mang các đối tượng sở hữu công nghiệp đó.
Thông tin sở hữu công nghiệp là thông tin đã được công bố trong tài liệu sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý. Đó là các thông tin liên quan đến tình trạng kỹ thuật và pháp lý về các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp.
Về tình trạng kỹ thuật, đối với sáng chế là thông tin về các giải pháp chứa trong bản mô tả, hình vẽ minh họa; đối với kiểu dáng công nghiệp là thông tin chứa trong bản mô tả và ảnh chụp hoặc hình vẽ kiểu dáng đó; đối với nhãn hiệu là thông tin chứa trong mẫu nhãn hiệu và danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Về tình trạng pháp lý của văn bằng bảo hộ, thông tin cho biết đối tượng quyền sở hữu công nghiệp đó có được cấp bằng bảo hộ hay không hoặc còn hay hết hiệu lực, hay đã bị hủy hiệu lực.
Quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác giả đều là những quyền sở hữu trí tuệ được pháp luật bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
Tiêu chí so sánh |
Quyền tác giả |
Quyền sở hữu công nghiệp |
---|---|---|
Về đối tượng quyền |
Đối tượng của quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học và tác phẩm phái sinh từ các tác phẩm này. |
Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. |
Căn cứ phát sinh quyền |
Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. |
Quyền sở hữu công nghiệp phát sinh tại từng thời điểm khác nhau tùy thuộc vào đối tượng được bảo hộ, trong đó phần lớn các quyền sở hữu công nghiệp phát sinh trên cơ sở được cấp văn bằng bảo hộ (sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý). |
Thời hạn bảo hộ |
Thời hạn bảo hộ dài: Quyền tài sản đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh được bảo hộ 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Quyền tài sản đối với các tác phẩm khác được bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết. Một số quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn. |
Phần lớn các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp có thời hạn bảo hộ ngắn hơn so với thời hạn bảo hộ quyền tác giả (20 năm đối với sáng chế, 10 năm đối với giải pháp hữu ích, tối đa 15 năm đối với kiểu dáng công nghiệp, …) |
Đại diện sở hữu công nghiệp gồm tổ chức kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp và cá nhân hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp trong tổ chức đó.
3. Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp bao gồm:
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp có thể bị hạn chế bởi các yếu tố sau đây:
Trường hợp trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (nếu có) của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp mà có người đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đồng nhất với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký nhưng được tạo ra một cách độc lập thì sau khi văn bằng bảo hộ được cấp, người đó có quyền tiếp tục sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ. Việc thực hiện quyền của người sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.
Người có quyền sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không được phép chuyển giao quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển giao quyền đó kèm theo việc chuyển giao cơ sở sản xuất, kinh doanh nơi sử dụng hoặc chuẩn bị sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Người có quyền sử dụng trước không được mở rộng phạm vi, khối lượng sử dụng nếu không được chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp cho phép.
Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Mức thù lao tối thiểu mà chủ sở hữu phải trả cho tác giả được quy định như sau:
Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tồn tại trong suốt thời hạn bảo hộ của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.
Chủ sở hữu sáng chế có nghĩa vụ sản xuất sản phẩm được bảo hộ hoặc áp dụng quy trình được bảo hộ để đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho Nhân dân hoặc các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội. Khi phát sinh các nhu cầu trên mà chủ sở hữu sáng chế không thực hiện nghĩa vụ đó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho người khác mà không cần được phép của chủ sở hữu sáng chế.
Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu. Việc sử dụng nhãn hiệu bởi bên nhận chuyển quyền theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu cũng được coi là hành vi sử dụng nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu. Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ 05 năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực.
Sáng chế phụ thuộc là sáng chế được tạo ra trên cơ sở một sáng chế khác (sau đây gọi là sáng chế cơ bản) và chỉ có thể sử dụng được với điều kiện phải sử dụng sáng chế cơ bản.
Trong trường hợp chứng minh được sáng chế phụ thuộc tạo ra một bước tiến quan trọng về kỹ thuật so với sáng chế cơ bản và có ý nghĩa kinh tế lớn, chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc có quyền yêu cầu chủ sở hữu sáng chế cơ bản chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cơ bản với giá cả và điều kiện thương mại hợp lý.
Trong trường hợp chủ sở hữu sáng chế cơ bản không đáp ứng yêu cầu của chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc mà không có lý do chính đáng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đó cho chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc mà không cần được phép của chủ sở hữu sáng chế cơ bản.
Trong các trường hợp sau đây, quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không cần được sự đồng ý của người nắm độc quyền sử dụng sáng chế:
Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế có quyền yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng khi căn cứ chuyển giao không còn tồn tại và không có khả năng tái xuất hiện với điều kiện việc chấm dứt quyền sử dụng đó không gây thiệt hại cho người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế.
Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:
a) Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;
c) Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;
d) Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Luật Sở hữu trí tuệ thì Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, trong đó Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm các tài liệu sau đây:
Mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp hiện nay được thực hiện theo Thông tư số 263/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính và Thông tư số 31/2020/TT-BTC ngày 04/05/2020 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 263/2016/TT-BTC
Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được quy định tại Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ, cụ thể như sau:
1. Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 20 năm kể từ ngày nộp đơn.
2. Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn.
3. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 05 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn 02 lần liên tiếp, mỗi lần 05 năm.
4. Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây:
5. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm.
6. Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp.
Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là các hành vi được quy định cụ thể tại các Điều 126, Điều 127, Điều 129 và Điều 130 của Luật Sở hữu trí tuệ. Các hành vi này được xem là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp khi có đủ các căn cứ sau đây:
Theo quy định tại Điều 200 của Luật Sở hữu trí tuệ thì các cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp bao gồm:
Có 04 biện pháp, cách thức xử lý đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam, bao gồm:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn