KHAI THÁC TÀI NGUYÊN NƯỚC THEO QUY ĐỊNH HIỆN NAY

Khai thác tài nguyên nước là một hoạt động khai thác tài nguyên chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Tuy nhiên rất nhiều chủ thể chưa có kiến thức cũng như hiểu biết pháp lý về khai thác tài nguyên nước. Thông qua bài viết này, NPLaw xin gửi đến quý độc giả thông tin pháp lý về khai thác tài nguyên nước.

I. Thực trạng khai thác tài nguyên nước hiện nay

Thực trạng khai thác tài nguyên nước hiện nay đang đối diện với nhiều thách thức và vấn đề cần được quan tâm và giải quyết. Dưới đây là một số điểm chính về thực trạng khai thác tài nguyên nước hiện nay:

1. Sự cạnh tranh và chia sẻ tài nguyên nước: Việc sử dụng và phân chia tài nguyên nước giữa các lĩnh vực, các khu vực và các quốc gia đang gặp phải sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Điều này có thể dẫn đến xung đột về tài nguyên nước giữa các bên liên quan.

2. Ô nhiễm và mất môi trường: Sự ô nhiễm của tài nguyên nước do các hoạt động khai thác, sản xuất và xử lý chất thải đã gây ra tình trạng mất môi trường nước nghiêm trọng. Sự ô nhiễm nước không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng đến sinh thái và đời sống của các loài sống trong môi trường nước.

3. Sự cạn kiệt và suy thoái tài nguyên nước: Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, khai thác quá mức cũng như sự lãng phí tài nguyên, một số khu vực đã phải đối mặt với tình trạng cạn kiệt và suy thoái tài nguyên nước, gây ra khó khăn trong cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất.

4. Quản lý không hiệu quả: Mặc dù đã có các chính sách và quy định về quản lý tài nguyên nước, nhưng việc thực thi và giám sát vẫn còn hạn chế, dẫn đến việc khai thác tài nguyên nước không bền vững và không công bằng.

II. Quy định pháp luật về khai thác tài nguyên nước

1. Hiểu như thế nào về khai thác tài nguyên nước

- Khai thác tài nguyên nước để sử dụng có cần đăng ký không? 

Theo điểm a, c, d và điểm đ khoản 1 Điều 44 Luật Tài nguyên nước 2012 quy định:

“1. Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải xin phép:

a) Khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt của hộ gia đình;

...”

Như vậy, các trường hợp khai thác tài nguyên nước để sử dụng không phải đăng ký, không phải xin phép.

- Khai thác tài nguyên nước thì có phải nộp thuế không? 

Căn cứ quy định tại khoản 7 Điều 2 Luật Thuế tài nguyên năm 2009 đã hợp nhất thì đối tượng chịu thuế gồm: “7.[2] Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất, trừ nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp”.

Điều 9 Luật Thuế tài nguyên năm 2009 đã hợp nhất quy định về các trường hợp miễn, giảm thuế như sau:

1. Người nộp thuế tài nguyên gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ gây tổn thất đến tài nguyên đã kê khai, nộp thuế thì được xét miễn, giảm thuế phải nộp cho số tài nguyên bị tổn thất; trường hợp đã nộp thuế thì được hoàn trả số thuế đã nộp hoặc trừ vào số thuế tài nguyên phải nộp của kỳ sau.

2. Miễn thuế đối với hải sản tự nhiên.

3. Miễn thuế đối với cành, ngọn, củi, tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô do cá nhân được phép khai thác phục vụ sinh hoạt.

4. Miễn thuế đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện của hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất phục vụ sinh hoạt.

5.[4] Miễn thuế đối với nước thiên nhiên do hộ gia đình, cá nhân khai thác phục vụ sinh hoạt.

6. Miễn thuế đối với đất khai thác và sử dụng tại chỗ trên diện tích đất được giao, được thuê; đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, đê điều.

7. Trường hợp khác được miễn, giảm thuế do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định”.

Như vậy, về nguyên tắc, khai thác tài nguyên nước thì phải nộp thuế, trừ trường hợp được miễn, giảm theo quy định pháp luật.

Các trường hợp khai thác tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải giấy phép?

2. Các trường hợp khai thác tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải giấy phép?

“1. Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước quy định tại các điểm a, c, d và điểm đ khoản 1 Điều 44 của Luật Tài nguyên nước mà không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật Tài nguyên nước.

2. Các trường hợp công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước với quy mô nhỏ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 44 của Luật Tài nguyên nước bao gồm:

a) Khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật Tài nguyên nước;

b) Khai thác nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp không vượt quá 100 m3/ngày đêm;

c) Hồ chứa, đập dâng thủy lợi có dung tích toàn bộ nhỏ hơn 0,01 triệu m3 hoặc công trình khai thác nước mặt khác cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 0,1 m3/giây;

Trường hợp hồ chứa, đập dâng thủy lợi có dung tích toàn bộ nhỏ hơn 0,01 triệu m3 có quy mô khai thác cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản vượt quá 0,1 m3/giây hoặc có các mục đích khai thác, sử dụng nước khác có quy mô khai thác vượt quá quy định tại điểm b, điểm đ khoản này thì phải thực hiện đăng ký hoặc xin phép theo quy định tại Điều 17 của Nghị định này.

d) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy không vượt quá 50 kW;

đ) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với quy mô không vượt quá 10.000 m3/ngày đêm; khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động trên biển, đảo.”.

Theo đó, các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước quy định tại các Điểm a, c, d và Điểm đ Khoản 1 Điều 44 của Luật tài nguyên nước mà không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 44 của Luật tài nguyên nước thì không phải đăng ký, không phải xin giấy phép.

3. Các trường hợp khai thác tài nguyên nước phải đăng ký, phải có giấy phép?

Tại Điều 17 Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định các trường hợp công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải đăng ký, phải có giấy phép tài nguyên nước như sau:

+) Hồ chứa, đập dâng thủy lợi có dung tích toàn bộ từ 0,01 triệu m3 đến 0,2 triệu m3 hoặc công trình khai thác, sử dụng nước mặt khác cho mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm các mục đích khác có quy mô thuộc trường hợp phải cấp phép) với lưu lượng khai thác lớn hơn 0,1 m3/giây đến 0,5 m3/giây;

Trường hợp hồ chứa, đập dâng thủy lợi có dung tích toàn bộ từ 0,01 triệu m3 đến 0,2 triệu m3 có các mục đích khai thác, sử dụng nước có quy mô khai thác thuộc trường hợp phải có giấy phép thì phải thực hiện xin phép theo quy định của Nghị định này.

+) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất trên đất liền bao gồm cả nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ với quy mô trên 10.000 m3/ngày đêm đến 100.000 m3/ngày đêm;

+) Khai thác, sử dụng nước dưới đất thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 16 Nghị định này và các trường hợp quy định tại điểm a, điểm d khoản 1 Điều 44 Luật Tài nguyên nước 2012 năm trong danh mục vùng hạn chế khai thác nước dưới đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố;

+) Sử dụng nước dưới đất tự chảy trong moong khai thác khoáng sản để tuyển quặng mà không gây hạ thấp mực nước dưới đất hoặc bơm hút nước để tháo khô lượng nước tự chảy vào moong khai thác khoáng sản.

- Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải có giấy phép, bao gồm:

+) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không thuộc trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định 02/2023/NĐ-CP và các trường hợp công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải đăng ký theo quy định trên;

+) Các trường hợp quy định tại điểm a khoản này mà khai thác, sử dụng nước mặt trực tiếp từ hồ chứa, đập dâng thủy lợi, thủy điện, hệ thống kênh thủy lợi, thủy điện để cấp cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp mà tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành các hồ chứa, đập dâng thủy lợi, thủy điện, hệ thống kênh thủy lợi, thủy điện này chưa được cấp phép khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích nêu trên.

Bao gồm cả khai thác nước cho hoạt động làm mát máy, thiết bị, tạo hơi, gia nhiệt.

III. Một số thắc mắc về khai thác tài nguyên nước

1. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép về khai thác tài nguyên nước?

Căn cứ Điều 28 Nghị định 02/2023/NĐ-CP có quy định thẩm quyền cấp giấy phép tài nguyên nước như sau:

“1. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp sau đây:

a) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với các công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;

b) Thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên;

c) Khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên;

d) Hồ chứa, đập dâng thủy lợi khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 2 m3/giây trở lên và có dung tích toàn bộ từ 03 triệu m3 trở lên; công trình khai thác, sử dụng nước khác cấp cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng khai thác từ 5 m3/giây trở lên;

đ) Hồ chứa, đập dâng thủy lợi không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản này có dung tích toàn bộ từ 20 triệu m3 trở lên;

e) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000 kw trở lên;

g) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm trở lên;

h) Khai thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất bao gồm cả nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với lưu lượng từ 1.000.000 m3/ngày đêm trở lên.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp không quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e và điểm g khoản 1 Điều này.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp không quy định tại điểm b, điểm h khoản 1 Điều này”.

Theo đó, hiện nay có 3 chủ thể cấp giấy phép tài nguyên nước là Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh. Tùy thuộc vào dự án, quy mô mà thẩm quyền được phân định theo quy định nêu trên.

2. Hệ số điều kiện khai thác tài nguyên nước có xem là một phần để tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước hay không?

Công thức tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định tại Điều 6 Nghị định 82/2017/NĐ-CP được chia làm 02 trường hợp:

(1) Trường hợp 1: Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với trường hợp khai thác nước cho thủy điện được xác định theo công thức sau:

T = W x G x M

Trong đó không bao gồm hệ số điều kiện khai thác tài nguyên nước.

(2) Trường hợp 2: Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với các trường hợp khác với quy định tại khoản 1 Điều này xác định theo công thức sau:

T = W x G x K x M

Trong đó có K - Hệ số điều chỉnh được quy định tại Điều 9 của Nghị định này;

Như vậy, trường hợp tính tiền cấp quyền khai thác đối với trường hợp không khai thác cho thủy điện thì hệ số điều kiện khai thác tài nguyên nước được xem là một phần để tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

Việc tính tiền khai thác tài nguyên nước được áp dụng đối với trường hợp nào?

3. Việc tính tiền khai thác tài nguyên nước được áp dụng đối với trường hợp nào?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 82/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 41/2021/NĐ-CP, được bổ sung bởi điểm a khoản 1 Điều 49 Nghị định 02/2023/NĐ-CP các trường hợp phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước gồm:

(1) Đối với khai thác nước mặt:

a) Khai thác nước mặt để phát điện;

b) Khai thác nước mặt để phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp, bao gồm cả nước làm mát máy, thiết bị, tạo hơi, gia nhiệt.

(2) Đối với khai thác nước dưới đất:

a) Khai thác nước dưới đất để phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp, bao gồm cả nước làm mát máy, thiết bị, tạo hơi, gia nhiệt;

b) Khai thác nước dưới đất (trừ nước lợ, nước mặn) để nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, tưới cà phê, cao su, điều, chè, hồ tiêu và cây công nghiệp dài ngày khác với quy mô từ 20 m3/ngày đêm trở lên.

(3) Thời điểm nộp tiền cấp quyền khai thác nước

Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước được nộp sau khi công trình đi vào vận hành và có Quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước của cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, việc tính tiền khai thác tài nguyên nước được áp dụng đối với trường hợp quy định nêu trên.

4. Mức phạt đối với hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong thời gian giấy phép bị đình chỉ là bao nhiêu?

Theo Điều 10 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm quy định của giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước như sau:

“Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong thời gian giấy phép bị đình chỉ hiệu lực”.

Khoản 1 Điều 5 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định như sau:

“1. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh; chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi, thời hạn được doanh nghiệp ủy quyền áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức (kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp) gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân”.

Theo đó, mức phạt đối với hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong thời gian giấy phép bị đình chỉ được quy định như trên, tùy vào đối tượng vi phạm.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan khai thác tài nguyên nước

Hiểu được nhu cầu tìm hiểu pháp lý về khai thác tài nguyên nước của Quý Khách hàng, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn đầu tư, thương mại sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các vấn đề về khai thác tài nguyên nước. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan