Sở hữu trí tuệ là một lĩnh vực còn tương đối mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về Sở hữu trí tuệ trong những năm gần đây ngày càng được hoàn thiện và được áp dụng triệt để. Trong đó, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ngày càng được nhiều doanh nghiệp và cá nhân quan tâm. Mời bạn tham khảo bài viết sau đây của Công ty Luật NPLaw để nắm rõ hơn Luật Sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu.
Luật sở hữu trí tuệ
“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Khái niệm này được quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019)
Căn cứ vào các dấu hiệu được bảo hộ, nhãn hiệu được phân loại như sau:
Căn cứ vào sản phẩm mang nhãn hiệu
Căn cứu vào danh tiếng của nhãn hiệu
Các loại nhãn hiệu đặc thù:
Tiêu chí phân biệt |
Nhãn hiệu |
Thương hiệu |
Khái niệm |
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm của các tổ chức, các nhân với nhau (Điều 4 LSHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009) |
Thương hiệu là một dấu hiệu (có thể là hữu hình hoặc vô hình) đặc biệt để nhận biết 1 sản phẩm nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi cá nhân hay một tổ chức. (Theo định nghĩa của tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO) |
Khía cạnh pháp lý |
Được sử dụng trong lĩnh vực pháp luật và là 1 đối trượng của SHTT |
được sử dụng dưới góc độ quản trị doanh nghiệp và marketing |
Thời hạn bảo hộ |
Được bảo hộ thông qua Giấy chứng nhận mà pháp luật thì quy định về thời hạn bảo hộ là 10 năm và chủ sở hữu có thể gia hạn, mỗi lần gia hạn là 10 năm, không giới hạn số lần gia hạn |
Thương hiệu không phải đối tượng điều chỉnh của luật pháp và không được luật pháp bảo hộ |
Từ những phân tích trên, chúng ta có thể hiểu đơn giải rằng nhãn hiệu được pháp luật bảo hộ quyền và thương hiệu thì không.
Căn cứ theo quy định tại Điều 87 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019) thì chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu bao gồm tổ chức và cá nhân được quy định cụ thể như sau:
“Tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có quyền đăng ký nhãn hiệu cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
Tổ chức, cá nhân tuy không sản xuất sản phẩm nhưng lại đưa sản phẩm ra thị trường để kinh doanh có quyền đăng ký nhãn hiệu với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.”
Tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019) quy định có 02 (hai) điều kiện sau đây để nhãn hiệu được bảo hộ:
Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu
Bắt đầu từ ngày 01/01/2023 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022 có hiệu lực, theo đó pháp luật quy định bổ sung thêm điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ là có dấu hiệu âm thanh, cụ thể: “Dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa”. Bên cạnh đó, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022 cũng bãi bỏ khái niệm nhãn hiệu liên kết được quy định tại khoản 19 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi năm 2009, 2019)
Trong đời sống hiện nay, quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sỡ hữu trí tuệ về nhãn hiệu nói riêng là một trong những quyền quan trọng đối với mỗi cá nhân và tổ chức. Bởi vậy, việc lựa chọn cho mình một đội ngũ có chuyên môn, kinh nghiệm hành nghề nhiều năm, am hiểu tất tần tật về lĩnh vực sở hữu trí tuệ là một việc vô cùng cần thiết.
Công ty Luật NPLaw được khách hàng biết đến như là một công ty cung cấp dịch vụ pháp luật về Sở hữu trí tuệ hoạt động hợp pháp và có uy tín tại Việt Nam. Với đội ngũ luật sư có chuyên môn giỏi, kinh nghiệm hành nghề lâu năm trong lĩnh vực, có trách nhiệm trong công việc. Do đó, NPLaw tin tưởng rằng sẽ đem đến cho Quý khách hàng những dịch vụ tư vấn luật sở hữu trí tuệ hoàn hảo, nhanh chóng và hiệu quả nhất nhằm giúp doanh nghiệp và cá nhân bảo vệ được tài sản sở hữu trí tuệ của mình một cách triệt để nhất.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn