MẠO DANH ĐỂ LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Tội mạo danh người khác là loại tội phạm diễn ra ngày càng phổ biến. Những cá nhân hoặc tổ chức có thể thực hiện hành vi mạo danh bằng nhiều cách thức khác nhau gây ảnh hưởng đến nhân phẩm và danh dự của người khác. Vậy làm sao để hiểu thế nào là mạo danh để lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì và những vấn đề liên quan xoay quanh mạo danh để lừa đảo chiếm đoạt tài sản như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Thực trạng vấn nạn mạo danh để lừa đảo chiếm đoạt tài sản hiện nay

Tội mạo danh người khác là loại tội phạm diễn ra ngày càng phổ biến. Những cá nhân hoặc tổ chức có thể thực hiện hành vi mạo danh bằng nhiều cách thức khác nhau gây ảnh hưởng đến nhân phẩm và danh dự của người khác.

/upload/images/thuong-mai/mao-danh-de-lua-dao-tai-san-01.png

 

Hiện nay, trong hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể thế nào là “mạo danh người khác”.

Trên thực tế có thể hiểu mạo danh người khác là việc lấy thông tin của cá nhân hoặc tổ chức khác và sử dụng để làm những việc có lợi cho mình hoặc để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật như lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác hay để đăng tải những thông tin mang tính chất vu khống trên mạng xã hội với mục đích bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tổ chức nào đó.

Việc giả danh, giả mạo cá nhân, tổ chức để lừa đảo hoặc thực hiện các giao dịch dân sự, hành chính là hành vi trái đạo đức cũng như trái quy định của pháp luật.

II. Mạo danh để lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu như thế nào?

Mạo danh để lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi giả mạo danh tính của người khác để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của họ. Đây là hành vi phạm tội và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ví dụ, một kẻ gian giả danh là người của ngân hàng liên lạc với bạn qua điện thoại hoặc email để yêu cầu thông tin tài khoản hoặc mật khẩu của bạn. Sau đó, họ sử dụng thông tin này để truy cập vào tài khoản của bạn và chiếm đoạt tiền của bạn.

/upload/images/thuong-mai/mao-danh-de-lua-dao-tai-san-02.jpg

 

Hoặc người lừa đảo cũng có thể giả danh là người thân của bạn hoặc người quen để yêu cầu bạn chuyển tiền cho họ. Trong những trường hợp này, đề nghị bạn luôn cẩn trọng và xác minh thông tin trước khi chuyển tiền hoặc cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân quan trọng nào.

III. Hành vi mạo danh để lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý như thế nào?

Tùy vào mức độ vi phạm, hành vi mạo danh người khác để lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, hành vi mạo danh người khác nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù có thời hạn lên đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Ngoài ra, mạo danh người khác nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

/upload/images/thuong-mai/mao-danh-de-lua-dao-tai-san-03.jpg

IV. Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về vấn đề mạo danh để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Đơn tố cáo mạo danh có được thụ lý giải quyết hay không?

Tiếp nhận, xử lý thông tin có nội dung tố cáo như sau:

  • Khi nhận được thông tin có nội dung tố cáo nhưng không rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo hoặc qua kiểm tra, xác minh không xác định được người tố cáo hoặc người tố cáo sử dụng họ tên của người khác để tố cáo hoặc thông tin có nội dung tố cáo được phản ánh không theo hình thức thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không xử lý theo quy định của Luật này.
  • Trường hợp thông tin có nội dung tố cáo có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tiến hành việc thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để tiến hành việc thanh tra, kiểm tra phục vụ cho công tác quản lý.

Do đó, đối với những đơn tố cáo mạo danh nhưng có nội dung tố cáo rõ ràng, bằng chứng cụ thể, có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì cũng có thể có căn cứ để cơ quan thẩm quyền xác minh giải quyết được. Ngược lại nếu đơn mạo danh không rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo hoặc qua kiểm tra, xác minh không xác định được người tố cáo hoặc người tố cáo sử dụng họ tên của người khác để tố cáo hoặc thông tin có nội dung tố cáo được phản ánh không theo hình thức quy định thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không xử lý.

2. Khi mạo danh nhà tu, nhà chức sắc tôn giáo có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ tại Điều 16 Nghị định 26/1999/NĐ-CP về các hoạt động tôn giáo quy định:

- Người mạo danh chức sắc, nhà tu hành tôn giáo bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Vì vậy, xử lý người mạo danh chức sắc, nhà tu hành để hoạt động tôn giáo được hướng dẫn tại Mục VII Thông tư 01/1999/TT-TGCP hướng dẫn Nghị định 26/1999/NĐ-CP về các hoạt động tôn giáo do Ban Tôn Giáo Chính Phủ ban hành, theo đó:

- Người mạo danh chức sắc, nhà tu hành để hoạt động tôn giáo làm giảm uy tín của tổ chức tôn giáo, làm phương hại đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tuỳ theo mức độ sai phạm có thể bị xử lý hành chính theo quy định tại Bộ Luật Hình sự 2015

+ Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt 

+ Quản chế hành chính 

+ Hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể: Người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

3. Trong trường hợp tôi là nhân chứng của hành vi mạo danh để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tôi có trách nhiệm báo cáo cho cơ quan chức năng hay không?

Có, nếu bạn là nhân chứng của hành vi mạo danh để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bạn có trách nhiệm báo cáo cho cơ quan chức năng. Hành vi này là vi phạm pháp luật và có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho nạn nhân. Bằng cách thông báo với cơ quan chức năng, bạn có thể giúp đỡ họ trong việc điều tra và truy tìm tội phạm. Bên cạnh đó, việc báo cáo này cũng có thể giúp bạn tránh được việc liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật.

4. Cần làm gì khi bị người khác mạo danh để lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Khi bị người khác mạo danh để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bạn cần thực hiện các bước sau đây:

  • Liên hệ ngay với cơ quan chức năng để báo cáo về việc lừa đảo này.
  • Thông báo cho ngân hàng hoặc các đơn vị tài chính mà bạn sử dụng để họ có thể hỗ trợ bạn trong việc khóa các tài khoản và ngăn chặn các hành động gian lận tiếp theo.
  • Thông báo cho bạn bè, người thân và đồng nghiệp của bạn để họ cũng cảnh giác và có thể tránh bị lừa đảo.
  • Lưu giữ bằng chứng và thông tin liên quan đến vụ việc, bao gồm các cuộc gọi điện thoại, tin nhắn và email để cung cấp cho cơ quan chức năng.
  • Nếu bạn đã mất tài sản do việc này, hãy đòi lại tài sản hoặc gửi đơn khiếu nại đến cơ quan chức năng để giải quyết vấn đề này.

5. Nếu tôi là nạn nhân mà người có hành vi mạo danh để lừa đảo chiếm đoạt tài sản bỏ trốn thì tôi cần phải làm gì?

Nếu bạn là nạn nhân của hành vi mạo danh để lừa đảo và bị chiếm đoạt tài sản, bạn cần báo ngay cho các cơ quan chức năng như cảnh sát hoặc công an và cung cấp cho họ bằng chứng cần thiết như tên, địa chỉ, số điện thoại và bất kỳ thông tin nào khác liên quan đến nghi phạm.

Ngoài ra, bạn cũng nên liên hệ với ngân hàng hoặc đơn vị tài chính nơi bạn có tài khoản để thông báo về tình trạng của bạn và yêu cầu họ hỗ trợ trong việc hoàn trả các khoản tiền bị mất.

Nếu bạn cảm thấy mình bị tổn thương về tinh thần và tài chính, bạn nên tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tư vấn và luật sư để được tư vấn và giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan.

V. Dịch vụ tư vấn và thực hiện thủ tục liên quan đến vấn đề mạo danh để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề mạo danh để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw 

Hotline: 0913449968 

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan