Nhận nuôi con nuôi là diễn ra khá phổ biến trong xã hội ngày nay. Vậy làm đơn xin nuôi con nuôi như thế nào là đúng luật? NPLaw trả lời câu hỏi này trong bài viết dưới đây:
Việc nhận nuôi con nuôi ngày nay không còn là điều hiếm gặp. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến một người hoặc một cặp vợ, chồng làm đơn xin nhận con nuôi để được nhận nuôi con nuôi. Người nhận nuôi con nuôi có thể là người lạ hoặc người thân trong gia đình của trẻ.
Thực trạng nhận nuôi con nuôi hiện nay
Theo quy định tại Điều 17 Luật nuôi con nuôi 2010 (hướng dẫn bởi khoản 1 Điều 5 và Điều 7 Nghị định 19/2011/NĐ-CP), hồ sơ của người nhận con nuôi trong nước gồm có:
(1) Đơn xin nhận con nuôi trong nước;
(2) Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
(3) Phiếu lý lịch tư pháp;
(4) Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc Giấy chứng nhận kết hôn;
(5) Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp – không áp dụng đối với trường hợp: cha dượng nhận con riêng của vợ; mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi; hoặc cô, cậu, dì, chú bác ruột nhận cháu làm con nuôi.
Vậy, để nhận nuôi con nuôi, người nhận con nuôi phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu trên.
Hồ sơ xin nhận con nuôi trong nước
Theo mẫu đơn xin nhận con nuôi tại Phụ lục 2, 3 ban hành kèm theo Thông tư 10/2020/TT-BTP. Những nội dung chính trong đơn xin nhận con nuôi gồm:
Lưu ý: Ngoài các thông tin trên còn cần 02 ảnh chân dung kích cỡ 4x6 của người nhận con nuôi.
Mẫu đơn xin nhận con nuôi đối với trường hợp nhận con nuôi trong nước và có yếu tố nước ngoài được quy định tại Phụ lục 2, 3 ban hành kèm theo Thông tư 10/2020/TT-BTP. Cụ thể như sau:
Theo khoản 1 Điều 19 Luật nuôi con nuôi 2010 về nộp hồ sơ nuôi con nuôi như sau: “1. Người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú.”
Như vậy, sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người nhận con nuôi nộp hồ sơ đến UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú hoặc nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú.
Theo khoản 2 Điều 19 Luật nuôi con nuôi 2010, thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi được quy định: “2. Thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.”
Vậy, sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND cấp xã sẽ giải quyết đơn xin nhận con nuôi trong 30 ngày.
Pháp luật về nuôi con nuôi hiện không quy định xử phạt đối với hành vi nhận nuôi con nuôi nhưng không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Để việc nuôi con nuôi được pháp luật công nhận và bảo vệ, người nhận nuôi con nuôi cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo Điều 17 Luật nuôi con nuôi 2010 (hướng dẫn bởi khoản 1 Điều 5 và Điều 7 Nghị định 19/2011/NĐ-CP) và Điều 18 Luật nuôi con nuôi 2010.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người nhận con nuôi nộp tại UBND cấp xã theo Điều 19 Luật nuôi con nuôi 2010.
Trường hợp thừa kế theo di chúc: con nuôi không có đơn xin nhận nuôi con nuôi, tức chưa được đăng ký theo quy định vẫn có được quyền hưởng di sản theo di chúc (Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015).
Trường hợp thừa kế theo pháp luật: con nuôi là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015. Tuy nhiên, theo khoản 3 Điều 3 Luật nuôi con nuôi 2010: “3. Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký”. Do đó, con nuôi không được cơ quan nhà nước đăng ký thì không thuộc diện được hưởng thừa kế theo pháp luật.
Vậy, con nuôi chưa được đăng ký theo quy định có thể hưởng di sản theo di chúc và không thuộc diện hưởng di sản theo pháp luật.
Hãng luật NPLaw cung cấp các dịch vụ luật sư về nhận con nuôi như sau:
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn