MỘT SỐ HIỂU BIẾT LIÊN QUAN ĐẾN GIẤY PHÉP QUẢNG CÁO PHÂN BÓN

Hầu hết trong các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh, hoạt động quảng cáo đóng một vai trò rất quan trọng. Quảng cáo được coi là phương tiện kết nối giữa chủ thể kinh doanh với người tiêu dùng. Thông qua kênh quảng cáo, thương nhân có thể truyền tải thông tin về sản phẩm và người tiêu dùng cũng tìm được sản phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng của bản thân. Vì vậy, nhiều năm gần đây, hoạt động quảng cáo dường như diễn ra rất phổ biến. Điều này mang lại đóng góp to lớn cho thị trường kinh doanh, nhưng cũng có không ít những hạn chế và rủi ro. Thực tế ghi nhận nhiều chủ thể lợi dụng hoạt động quảng cáo để tiếp cận người tiêu dùng nhằm thực hiện các chiêu trò lừa đảo.

/upload/images/giay-phep/hinh-1.jpg

 

Nhằm hạn chế mặt tiêu cực nêu trên, pháp luật Việt Nam đã đề ra các quy định về giấy phép nhằm quản lý chặt chẽ hơn hoạt động quảng cáo đối với một số mặt hàng. Phân bón là một trong những đối tượng cần phải xin giấy phép khi thực hiện hoạt động quảng cáo. Ở bài viết này, NPLaw sẽ cung cấp cho các bạn đọc một số thông tin cơ bản về giấy phép quảng cáo phân bón.

I. Tại sao phải xin giấy phép quảng cáo phân bón?

Phân bón là một loại chất dinh dưỡng do con người bổ sung cho cây trồng. Bên cạnh chức năng kích thích sự phát triển của thực vật, việc sử dụng phân bón trên thực tế còn ảnh hưởng đến nhiều yếu tố khác nhau như sức khỏe con người, bảo vệ môi trường. Do đó, việc xin giấy phép khi quảng cáo phân bón trên thị trường là thật sự cần thiết.

/upload/images/giay-phep/hinh-2.jpg

 

Theo Điều 5 Nghị định số 123/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 12 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo 2012 thì việc quảng cáo phân bón chỉ thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo.

Vì vậy, các doanh nghiệp cần tuân thủ quy định pháp luật về việc xin giấy phép trước khi thực hiện quảng cáo phân bón. Nếu không doanh nghiệp sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý nghiêm ngặt. 

II. Quảng cáo phân bón không có giấy phép bị phạt như thế nào?

Theo khoản 4 Điều 20 Luật Quảng cáo 2012, phân bón là một loại hàng hóa đặc biệt. Đồng thời, theo khoản 51 Điều 2 Nghị định 28/2017/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định. Bên cạnh đó còn còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả gồm buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi xảy ra.

Như vậy, hành vi thực hiện quảng cáo phân bón mà không có giấy phép sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo mức phạt nêu trên. Để tránh trường hợp vi phạm pháp luật, các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ các quy định về điều kiện, thủ tục để xin giấy phép quảng cáo phân bón hoặc tham khảo ý kiến từ các chủ thể tư vấn pháp luật. 

III. Điều kiện để xin giấy phép quảng cáo phân bón

Theo điểm k khoản 4 Điều 20 Luật Quảng cáo 2012, điều kiện để xin giấy phép quảng cáo phân bón là phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản tự công bố chất lượng sản phẩm.  

Nếu không thỏa mãn điều kiện trên mà doanh nghiệp vẫn thực hiện hoạt động quảng cáo phân bón thì sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt theo quy định. 

Cụ thể, Điều 59 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo phân bón không đúng với nội dung ghi trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo phân bón mà thiếu một trong các nội dung sau đây:

  • Tên phân bón;
  • Xuất xứ, nguyên liệu trong chế biến;
  • Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.0000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo phân bón chưa có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.

Đồng thời áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc cải chính thông tin, buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo.

Không chỉ thỏa mãn các điều kiện nêu trên, các doanh nghiệp còn phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu về nội dung mà pháp luật đã quy định khi xin giấy phép quảng cáo phân bón.

IV. Yêu cầu khi xin giấy phép quảng cáo phân bón

Theo khoản 1 Điều 19 Luật Quảng cáo 2012 quy định, nội dung quảng cáo phải bảo đảm tính trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo.

Đồng thời, theo Điều 11 Nghị định 181/2013/NĐ-CP, nội dung quảng cáo phân bón phải phù hợp với Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản công bố chất lượng sản phẩm. 

Quảng cáo phân bón phải bao gồm các nội dung sau đây:

  • Tên phân bón; 
  • Xuất xứ nguyên liệu trong chế biến;
  • Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.

Việc quảng cáo phân bón chỉ thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo.

Bên cạnh việc thỏa mãn các điều kiện và yêu cầu về nội dung để xin giấy phép quảng cáo, doanh nghiệp còn phải tuân thủ các quy định về trình tự thủ tục. 

V. Thủ tục xin giấy phép quảng cáo phân bón

1. Hồ sơ để xin giấy phép quảng cáo phân bón

Theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định về quản lý phân bón, hồ sơ để xin giấy phép quảng cáo phân bón bao gồm:

  • Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phân bón theo Mẫu số 20 tại Phụ lục I ban hành kèm theo nghị định nêu trên;
  • Bản sao hợp lệ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam;
  • 02 kịch bản quảng cáo và file điện tử ghi âm, ghi hình hoặc bản thiết kế phù hợp với loại hình và phương thức quảng cáo (trừ quảng cáo thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện);
  • Đối với quảng cáo thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện phải có: chương trình (ghi rõ nội dung); thời gian; địa điểm tổ chức; nội dung bài báo cáo và tài liệu phát cho người dự; bảng kê tên, chức danh, trình độ chuyên môn của báo cáo viên.

2. Trình tự xin giấy phép quảng cáo phân bón

Trình tự xin giấy phép quảng cáo phân bón được quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 84/2019/NĐ-CP. Theo đó, tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ nêu trên đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, nếu hồ sơ đáp ứng quy định thì có văn bản xác nhận nội dung quảng cáo; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Văn bản xác nhận nội dung quảng cáo có giá trị trên phạm vi toàn quốc.

Đối với quảng cáo thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, trước khi tiến hành việc quảng cáo ít nhất 02 ngày làm việc, tổ chức, cá nhân có phân bón đã được cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo phải có văn bản thông báo về hình thức, thời gian và địa điểm quảng cáo kèm theo bản sao giấy xác nhận nội dung quảng cáo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức quảng cáo để thanh tra, kiểm tra trong trường hợp cần thiết.

/upload/images/giay-phep/hinh-3.jpg

 

Trường hợp hoạt động quảng cáo được thực hiện thông qua việc xây dựng công trình thì phải thỏa mãn quy định riêng về thủ tục xin cấp giấy phép. Cụ thể như trường hợp được nêu dưới đây.

VI. Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng biển hiệu quảng cáo phân bón có diện tích một mặt 30 mét vuông (m2) đặt dọc tuyến Quốc lộ 1 được thực hiện như thế nào?

Theo Điều 31 Luật Quảng cáo 2012 quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo được thực hiện như sau:

  • Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương;
  • Trường hợp địa điểm quảng cáo nằm trong quy hoạch quảng cáo đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp giấy phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
  • Trường hợp địa phương chưa phê duyệt quy hoạch quảng cáo, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương gửi văn bản xin ý kiến các sở, ban, ngành liên quan. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương, các sở, ban, ngành nêu trên phải có ý kiến trả lời bằng văn bản gửi cho cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương. Trong thời hạn 13 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến của các sở, ban, ngành nêu trên, cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương phải cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp giấy phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

VII. Dịch vụ xin giấy phép quảng cáo phân bón

Hiện nay có khá nhiều các công ty luật và văn phòng luật sư uy tín hỗ trợ các khách hàng trong việc xin giấy phép quảng cáo phân bón. Trong đó, NPLaw cũng cam kết cung cấp dịch vụ cho khách hàng một cách hoàn hảo nhất.  

Giấy phép quảng cáo phân bón mà NPLaw đã cung cấp. Nếu quý khách hàng còn nhiều thắc mắc về chủ đề trên có thể liên hệ trực tiếp với NPLaw để nhận được sự tư vấn cụ thể nhất. NPLaw luôn sẵn sàng giải đáp mọi câu hỏi ở nhiều lĩnh vực khác nhau mà các bạn vướng mắc. Vì vậy, hãy liên hệ bất cứ khi nào các bạn cần, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn.

Thông tin liên hệ tới Công ty Luật TNHH Ngọc Phú

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan