MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN LƯƠNG Y

Cấp lại giấy chứng nhận lương y là một trong các hoạt động cần thiết để bảo đảm quyền lợi cho những cá nhân đủ điều kiện chứng nhận lương y, nhưng vì một số nguyên nhân mà giấy chứng nhận lương y ban đầu bị ảnh hưởng đến hình thức, hiệu lực. Thông qua bài viết này, NPLaw xin gửi đến Quý bạn đọc một số thông tin pháp lý liên quan đến cấp lại giấy chứng nhận lương y.

I. Tìm hiểu về cấp lại giấy chứng nhận lương y

Cấp lại giấy chứng nhận lương y là thủ tục cần thiết khi giấy chứng nhận ban đầu bị mất, hư hỏng hoặc cần cập nhật thông tin. Quy trình này được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam để đảm bảo tính chính xác và hợp pháp của giấy chứng nhận. 

Hiện nay, việc cấp cũng như cấp lại giấy chứng nhận lương y đã có hướng dẫn chi tiết bởi một văn bản pháp luật riêng biệt, là căn cứ rõ ràng và cụ thể để các cá nhân đủ điều kiện được chứng nhận lương y có thể thực hiện để được cấp, cấp lại theo đúng quy định pháp luật.

II. Quy định pháp luật về cấp lại giấy chứng nhận lương y

1. Các trường hợp được và không được cấp lại giấy chứng nhận lương y

Căn cứ quy định tại Điều 31 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, Điều 23 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP, các trường hợp được cấp lại giấy chứng nhận lương y bao gồm:

- Giấy phép hành nghề bị mất hoặc hư hỏng;

- Thay đổi thông tin quy định tại điểm a khoản 3 Điều 27 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh hoặc có sai sót thông tin quy định tại khoản 3 Điều 27 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh;

- Người đã được cấp giấy phép hành nghề nhưng bị thu hồi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 3 và khoản 9 Điều 34 Nghị định này; 

- Giấy phép hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh…

Các trường hợp bị cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo Điều 20 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 sẽ không được cấp lại giấy chứng nhận lương y theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.Thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận lương y thuộc về ai?

 

2. Thẩm quyền cấ p lại giấy chứng nhận lương y thuộc về ai?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư số 02/2024/TT-BYT, thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận lương y thuộc về:

- Bộ trưởng Bộ Y tế giao Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền cấp lại giấy chứng nhận lương y đối với:

+ Đối tượng đã được Trung ương Hội Đông y Việt Nam cấp giấy chứng nhận lương y chuyên sâu trước ngày 30 tháng 6 năm 2004.

+ Đối tượng đã được Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam bồi dưỡng và được Ban Trị sự Trung ương Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam cấp giấy chứng nhận đạt trình độ y sỹ cấp 2 trở lên trước ngày 30 tháng 6 năm 2004.

- Người đứng đầu cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp lại giấy chứng nhận lương y đối với:

+ Đối tượng đã được chuẩn hóa lương y có đủ các chứng chỉ học phần quy định trước ngày 30 tháng 6 năm 2004 nhưng chưa được kiểm tra sát hạch.

+ Đối tượng đã được cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân có phạm vi hành nghề khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền nhưng không phải là bác sỹ, y sỹ y học cổ truyền và chưa được cấp giấy chứng nhận lương y.

+ Đối tượng đã tham gia khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền từ đủ 30 năm trở lên.

+ Đối tượng có kết quả đạt tại kỳ kiểm tra sát hạch theo quy định tại Thông tư số 13/1999/TT-BYT trước ngày 14 tháng 02 năm 2004 nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận lương y.

3. Hồ sơ cấp,  cấp lại giấy chứng nhận lương y gồm những gì?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 31 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023; Điều 24 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP, Điều 10 Thông tư số 02/2024/TT-BYT quy định về hồ sơ cấp lại giấy chứng nhận lương y bao gồm các tài liệu sau:

- Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận lương y theo mẫu theo quy định pháp luật.

- Tài liệu chứng minh đã đáp ứng điều kiện cấp giấy phép hành nghề: Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy phép hành nghề đã được cấp (nếu có) (không áp dụng đối với trường hợp giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);

- 02 ảnh chân dung cỡ 04 x 06 cm, chụp trên nền trắng (trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ).

Như vậy, hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận lương y được quy định nêu trên.

III. Một số thắc mắ c về cấp lại giấy chứng nhận lương y

1. Thời gian tố i thiểu để cấp lại giấy chứng nhận lương y hiện nay

Khoản 4 Điều 31 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023; khoản 9 Điều 24 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP quy định như sau: 

“4. Thủ tục cấp lại giấy phép hành nghề được quy định như sau:

a) Người đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề;

b) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề phải cấp lại giấy phép hành nghề trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; trường hợp không cấp lại giấy phép hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

c) Trường hợp cần xác minh tài liệu có yếu tố nước ngoài trong hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề thì thời hạn cấp lại là 15 ngày kể từ ngày có kết quả xác minh”.

Như vậy, thời gian tối thiểu để cấp lại giấy chứng nhận lương y hiện nay là 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, hoặc 15 ngày kể từ ngày có kết quả xác minh trong trường hợp tài liệu có yếu tố nước ngoài.

2. Thời hạn củ a giấy chứng nhận lương y sau khi được cấp lại

Căn cứ Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư 02/2024/TT-BYT, giấy chứng nhận lương y được cấp không ghi nhận thời hạn chứng nhận. Về nguyên tắc, giấy chứng nhận được cấp lại tương tự với giấy chứng nhận được cấp đúng quy định ban đầu.

Theo đó, giấy chứng nhận lương y sau khi cấp lại cũng không có thời hạn.

3. Khi bị thu hồi giấy​​​​​​​ chứng nhận lương y thì có được cấp lại không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 34 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP về xử lý sau thu hồi giấy phép hành nghề như sau:

“2. Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi do giả mạo tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh: chỉ được nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề sau 05 năm kể từ ngày có quyết định thu hồi giấy phép hành nghề.

3. Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi do cấp sai chức danh chuyên môn hoặc phạm vi hành nghề trong giấy phép hành nghề so với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh: người có giấy phép bị thu hồi thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề và không phải nộp phí.

4. Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi do không hành nghề trong thời gian 24 tháng liên tục theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh: người có giấy phép bị thu hồi phải nộp hồ sơ theo thủ tục cấp mới giấy phép hành nghề.

...”

Như vậy, theo quy định trên, trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận lương y thì vẫn có thể cấp lại giấy chứng nhận tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan cấp lại giấy chứng nhận lương y

 

IV. Dịch vụ tư vấn  pháp lý liên quan cấp lại giấy chứng nhận lương y

Hiểu được nhu cầu tìm hiểu quy định về việc cấp lại giấy chứng nhận lương y của Quý Khách hàng, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các vấn đề về việc cấp lại giấy chứng nhận lương y. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, thủ tục pháp lý của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Rất mong được hợp tác với Quý Khách hàng.

Trân trọng cảm ơn!

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan