Một trong những đặc điểm đặc thù của quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền đối với nhãn hiệu nói riêng là tính lãnh thổ. Điều này gặp giới hạn ở chỗ là việc bảo hộ nhãn hiệu chỉ được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ quốc gia được đăng ký và trên cơ sở pháp luật của quốc gia đó. Trong bài viết này, hãy cùng NPLaw tìm hiểu về đăng ký nhãn hiệu quốc tế nhé!
Ngày nay, cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế và xu hướng toàn cầu hóa, việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế là cần thiết để bảo vệ uy tín, thành quả của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
Nếu không đăng ký thì doanh nghiệp có bị ảnh hưởng gì không?
Để bảo hộ nhãn hiệu quốc tế mà không làm ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia, các nước trên thế giới đã cùng nhau đàm phán, xây dựng các điều ước quốc tế trong lĩnh vực này bao gồm:
Để giảm rủi ro bị mất, bị cướp, hay bị người khác dùng để thương mại hóa thì việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế là điều kiện tiên quyết để làm phát sinh quyền của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu. Việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế có thể được thực hiện theo 01 trong 02 cách sau đây:
Về nguyên tắc, khi nhãn hiệu muốn được bảo hộ tại quốc gia nào thì Chủ đơn phải tiến hành các thủ tục để đăng ký nhãn hiệu tại quốc gia đó. Các quy định mà Chủ đơn phải tuân thủ lúc này hoàn toàn do pháp luật của từng quốc gia đó quy định (bao gồm nhưng không giới hạn ở: Thành phần hồ sơ, biểu mẫu đơn, ngôn ngữ trình bày trong đơn, thủ tục và thời gian xử lý đơn, phí và lệ phí,...)
Quyền hạn sẽ tuân thủ theo luật của từng quốc gia.
Mỗi quốc gia với đặc trưng về truyền thống pháp lý khác nhau sẽ có những quy định riêng biệt về việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế tại quốc gia mình.
Hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế Madrid được điều chỉnh bởi 02 Điều ước quốc tế là Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu (1891) và Nghị định thư liên quan đến Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa (1989) (Sau đây gọi tắt là “Thỏa ước” và “Nghị định thư”). Việt Nam tham gia Thỏa ước từ ngày 08/03/1949 và tham gia Nghị định thư từ ngày 11/07/2006.
Hình ảnh giới thiệu về hệ thống Madrid.
Hệ thống đăng ký quốc tế này có hai thuận lợi cơ bản là thủ tục đơn giản và chi phí tiết kiệm hơn so với việc đăng ký riêng lẻ tại từng nước thành viên. Tuy nhiên, để được đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid, nước của Chủ đơn và nước mà nhãn hiệu dự định đăng ký phải cùng là thành viên của Thỏa ước hoặc Nghị định thư Madrid.
Albania, Antiqua and Babuda, Armenia, Australia, Áo, Azerbaijan, Bahrain, Belarus, Bỉ, Bhutan, Botswana, Bulgaria, Trung Quốc, Croatia, Cuba, Cyprus, Czech Republic, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Đan Mạch, Estonia, Cộng đồng Châu Âu, Phần Lan, Pháp, Georgia, Hy Lạp, Đức, Hungary, Iran, Iceland, Ailen, Italy, Nhật Bản, Kenya, Kyrgyzstan, Latvia, Lesotho, Lithuania, Liechtenstein, Luxembourg, Monaco, Mông cổ, Montenegro, Morocco, Mozambique, Namibia, Hà Lan, Na Uy, Oman, Ba lan, Bồ Đào Nha, Hàn Quốc, Romania, Nga, Serbia, Singapore, Sierra Leone, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Swaziland, Thổ Nhĩ Kỳ, Turkmenistan, Thụy sỹ, Thụy Điển, Syrian Arab republic, The former Yugoslav Republic of Macedonia, Ukraine, Việt Nam, Vương Quốc Anh, Hoa Kỳ, Zambia.
Albania, Algeria, Armenia, Áo, Azerbaijan, Belarus, Bỉ, Bhutan, Bosnia and Herzegovina, Bulgaria, Trung Quốc, Croatia, Cuba, Cyprus, Cộng hòa Czech, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Ai Cập, Pháp, Đức, Hungary, Iran, Italy, Kazakhstan, Kenya, Kyrgyzstan, Latvia, Lesotho, Liberia, Liechtenstein, Luxembourg, Moldova, Monaco, Mông cổ, Montenegro, Morocco, Mozambique, Namibia, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Nga, San Marino, Serbia and Montenegro, Sierra Leone, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Sudan, Swaziland, Thụy Sỹ, Syrian Arab republic, Tajikistan, The former Yugoslav Republic of Macedonia, Ukraina, Vietnam
Với những thuận lợi nêu trên, việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid luôn được NPLaw tư vấn cho khách hàng lựa chọn thực hiện khi quốc gia mà khách hàng dự định đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là thành viên của Thỏa ước hoặc Nghị định thư Madrid.
Trong lĩnh vực này, NPLaw đã đăng ký thành công nhiều nhãn hiệu quốc tế cho khách hàng bằng việc cung cấp các dịch vụ sau đây:
Trên đây là các nội dung sơ bộ liên quan đến đăng ký nhãn hiệu quốc tế. Để tiết kiệm thời gian, chi phí và hạn chế khả năng nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ tại nước ngoài, quý Khách hàng vui lòng liên hệ NPLaw để đảm bảo các quyền lợi về nhãn hiệu của mình.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn