Phẫu thuật thẩm mỹ là một chuyên ngành phẫu thuật liên quan đến việc phục hồi, tái thiết hoặc thay đổi cơ thể con người. Việc phẫu thuật thẩm mỹ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của con người. Chính vì vậy vấn đề cấp giấy phép hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây của NPLaw sẽ cung cấp thông tin cho quý độc giả về vấn đề này.
Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 quy định chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này.
Như vậy có thể hiểu giấy phép hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ là văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người hành nghề đã có chứng chỉ chuyên khoa định hướng Tạo hình thẩm mỹ và đã thực hành đủ 18 tháng về chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ tại Bệnh viện với phạm vi hoạt động chuyên môn là khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ.
Giấy phép hành nghề là một trong những loại giấy tờ vô cùng quan trọng mà nhìn vào đó có thể đánh giá được năng lực chuyên môn của người được cung cấp chứng chỉ hành nghề. Pháp luật quy định khi kinh doanh một số ngành nghề bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề, trong đó có kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm. Theo đó những người xin cấp giấy phép hành nghề có thể là bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
Cơ sở thẩm mỹ hoạt động không giấy phép hành nghề có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 6, Khoản 7 Điều 39 Nghị định 117/2020/NĐ-CP như sau:
Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Ngoài việc áp dụng biện pháp xử phạt là phạt tiền, cơ sở vi phạm còn có thể bị áp dụng một số biện xử phạt bổ sung như đình chỉ hoạt động của cơ sở và tước giấy phép hoạt động.
Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và gửi hồ sơ về Sở y tế
Bước 2: Sở y tế tiếp nhận hồ sơ và gửi hồ sơ cho người đề nghị
Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề, Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp cho người đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải tiến hành thẩm định hồ sơ và có biên bản thẩm định.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải ghi cụ thể những tài liệu cần bổ sung, nội dung cần sửa đổi.
Bước 4: Cấp chứng chỉ hành nghề cho người đề nghị
Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định để được cấp giấy phép hoạt động, phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ phải đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện về trang thiết bị y tế, điều kiện về an ninh, trật tự trong việc kinh doanh và đặc biệt là điều kiện nhân sự. Theo đó người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa phải là bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hoặc chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng về chuyên khoa đó. Các đối tượng khác làm việc trong phòng khám chuyên khoa nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và được phân công công việc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
Như vậy việc học nghề phẫu thuật thẩm mỹ từ bạn xong ra mở cửa hàng phẫu thuật thẩm mỹ là không được phép.
Hành vi cung cấp dịch vụ thẩm mỹ tại cơ sở dịch vụ thẩm mỹ khi chưa có văn bản thông báo đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thẩm mỹ gửi về cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Trường hợp cơ sở dịch vụ thẩm mỹ cung cấp dịch vụ khi chưa có văn bản thông báo đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thẩm mỹ gửi về cơ quan nhà nước có thẩm quyền, vi phạm sẽ bị xử phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Ngoài ra, còn có các biện pháp xử phạt bổ sung như đình chỉ hoạt động của cơ sở và tước giấy phép hoạt động.
Pháp luật quy định điều kiện khi mở cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ là phải có giấy phép hoạt động, do vậy, việc trả lời là bị chậm giấy thì vẫn bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định về điều kiện hoạt động và sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 5 Luật khám bệnh, chữa bệnh quy định Bộ y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh và có nhiệm vụ, quyền hạn là: Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về khám bệnh, chữa bệnh. Tuy nhiên hoạt động kiểm tra giấy phép hành nghề chủ yếu được thực hiện bởi Sở y tế của các địa phương.
Trên đây là toàn bộ nội dung về giấy phép hành nghề mà NPLaw gửi đến quý đọc giả. Nếu quý độc giả còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề này hay bất cứ vấn đề pháp lý nào khác, vui lòng liên hệ đến NPLaw để được hỗ trợ giải quyết một cách nhanh chóng và chính xác.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn