NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CHẤM DỨT LIÊN KẾT GIÁO DỤC

Mục lục Ẩn

  1. I. Thực trạng việc chấm dứt liên kết giáo dục hiện nay
  2. II. Tìm hiểu về chấm dứt liên kết giáo dục
    1. 1. Liên kết giáo dục là gì?
    2. 2. Chấm dứt liên kết giáo dục được hiểu như thế nào?
  3. III. Quy định pháp luật về chấm dứt liên kết giáo dục
    1. 1. Các trường hợp chấm dứt liên kết giáo dục
    2. 2. Hồ sơ đề nghị chấm dứt liên kết giáo dục
    3. 3. Quy trình, thủ tục giải quyết đề nghị chấm dứt liên kết giáo dục
  4. IV. Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến chấm dứt liên kết giáo dục
    1. 1. Thẩm quyền chấm dứt liên kết giáo dục thuộc về chủ thể nào?
    2. 2. Liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ của nước ngoài bị chấm dứt trong trường hợp nào?
    3. 3. Trách nhiệm của các bên liên kết trong trường hợp bị chấm dứt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ như thế nào?
    4. 4. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp muốn xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài phải liên hệ cơ quan nào?
    5. 5. Không đảm bảo điều kiện thực hiện liên kết giáo dục với nước ngoài thì cơ sở giáo dục bị xử phạt thế nào?
  5. V. Vấn đề liên quan đến chấm dứt liên kết giáo dục có cần luật sư tư vấn không? Liên hệ như thế nào?

Liên kết giáo dục tạo điều kiện để học viên có thể tiếp thu được nhiều kiến thức và phát triển bản thân tốt hơn. Tuy nhiên trong những trường hợp nhất định thì cơ sở giáo dục sẽ phải chấm dứt liên kết giáo dục. Vậy đó là những trường hợp nào? Thủ tục chấm dứt liên kết giáo dục được thực hiện ra sao? Hãy cùng NPLaw tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Ngày nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì việc Việt Nam hội nhập với quốc tế cũng ngày càng tiến xa hơn. Trong đó, việc liên kết giáo dục với nước ngoài cũng rất phát triển. Khi liên kết giáo dục, học viên có cơ hội được trải nghiệm nền giáo dục của nhiều quốc gia, từ đó có nhiều cơ hội phát triển hơn. Vì thế pháp luật cũng có những quy định cụ thể về việc thực hiện liên kết giáo dục . Mặc dù đã có những quy định cụ thể như vậy, nhưng hiện nay vẫn có nhiều cơ sở liên kết giáo dục không đáp ứng được điều kiện của pháp luật, không đảm bảo chất lượng giáo dục dẫn đến việc chấm dứt liên kết giáo dục.  Bên cạnh đó thì việc liên kết giáo dục hết thời hạn liên kết, hoặc các bên đề nghị chấm dứt liên kết; hết thời hạn đình chỉ tuyển sinh nhưng không khắc phục được vi phạm dẫn đến đình chỉ tuyển sinh; việc vi phạm quy định của quyết định phê duyệt hoặc quyết định gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết ở mức độ pháp luật quy định phải chấm dứt cũng dẫn đến việc chấm dứt liên kết giáo dục. 

II. Tìm hiểu về chấm dứt liên kết giáo dục

Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 86/2018/NĐ-CP, liên kết giáo dục là việc hợp tác giữa cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông của Việt Nam với cơ sở giáo dục nước ngoài thực hiện chương trình giáo dục tích hợp

Chấm dứt liên kết giáo dục được hiểu là việc ngừng hợp tác giữa cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông của Việt Nam với cơ sở giáo dục nước ngoài thực hiện chương trình giáo dục tích hợp.

III. Quy định pháp luật về chấm dứt liên kết giáo dục

Theo quy định của pháp luật thì liên kết giáo dục chấm dứt trong những trường hợp sau:

  • Hết thời hạn quy định trong quyết định phê duyệt hoặc quyết định gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết;
  • Theo đề nghị của các bên liên kết;
  • Hết thời hạn đình chỉ tuyển sinh nhưng không khắc phục được vi phạm dẫn đến đình chỉ tuyển sinh;
  • Vi phạm quy định của quyết định phê duyệt hoặc quyết định gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết ở mức độ pháp luật quy định phải chấm dứt.

Các trường hợp chấm dứt liên kết giáo dục

 

Chấm dứt liên kết giáo dục trong trường hợp nào

Hồ sơ đề nghị chấm dứt liên kết bao gồm:

- Đơn đề nghị chấm dứt liên kết giáo dục với nước ngoài (trong đó nêu rõ lý do chấm dứt, kèm theo phương án chấm dứt liên kết, các biện pháp bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người học, người lao động; phương án giải quyết tài chính, tài sản);

-Văn bản ủy quyền (nếu ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục)

Quy trình về giải quyết đề nghị chấm dứt liên kết giáo dục được thực hiện như sau:

Bước 1: Người đề nghị chuẩn bị hồ sơ theo quy định

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp trực tiếp hoặc nộp qua bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền.

Bước 3. Thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ.

Bước 4: Trả kết quả

Trường hợp đề nghị chấm dứt được chấp thuận, quyết định chấm dứt liên kết và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.

Nếu liên kết giáo dục chưa được chấm dứt thì giám đốc sở giáo dục và đào tạo có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

Quy trình, thủ tục giải quyết đề nghị chấm dứt liên kết giáo dục

 

 Thủ tục giải quyết đề nghị chấm dứt liên kết giáo dục

IV. Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến chấm dứt liên kết giáo dục

Theo quy định của pháp luật thì người có thẩm quyền phê duyệt liên kết thì có thẩm quyền chấm dứt liên kết. Theo đó, người có thẩm quyền phê duyệt bao gồm những chủ thể sau đây:

-Thẩm quyền, thủ tục phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài thuộc về Giám đốc sở giáo dục và đào tạo.

-Thẩm quyền, thủ tục phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp thuộc về Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ của nước ngoài bị chấm dứt trong những trường hợp sau:

- Không được cơ sở tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ nước ngoài cho phép tiếp tục tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ tại Việt Nam;

- Bị phát hiện gian lận trong hồ sơ hoặc trong tổ chức thi, cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài;

- Vi phạm quy định trong văn bản cho phép tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài

3. Trách nhiệm của các bên liên kết trong trường hợp bị chấm dứt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ như thế nào?

Trong trường hợp bị chấm dứt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ, các bên liên kết có trách nhiệm như sau:

- Bồi hoàn cho người đăng ký dự thi các khoản chi phí mà người đăng ký dự thi đã nộp nhưng chưa được tham dự thi;

- Bồi thường cho người dự thi các khoản chi phí mà người dự thi đã nộp và các chi phí khác khi bị phát hiện chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài không có giá trị hoặc không được công nhận bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của pháp luật;

- Thanh toán các khoản nợ thuế (nếu có) và các khoản nợ khác

Các bên cần lưu ý để thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong trường hợp chấm dứt liên kết giáo dục.

 

4. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp muốn xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài phải liên hệ cơ quan nào?

Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 15/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 12 Điều 2 Nghị định 24/2022/NĐ-CP, thì tùy vào từng trường hợp mà khi Cơ sở giáo dục nghề nghiệp muốn xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài mà thẩm quyền cấp giấy thuộc về các chủ thể tương ứng. Cụ thể như sau:

-Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài đối với trường cao đẳng.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và doanh nghiệp tổ chức hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và doanh nghiệp

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 Nghị định 04/2021/NĐ-CP, hành vi không đảm bảo một trong các điều kiện thực hiện liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Ngoài ra cơ sở giáo dục sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động liên kết từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm. Vì thế, cơ sở giáo dục cần lưu ý đảm bảo điều kiện thực hiện liên kết giáo dục với nước ngoài để tránh bị xử phạt.

 

V. Vấn đề liên quan đến chấm dứt liên kết giáo dục có cần luật sư tư vấn không? Liên hệ như thế nào?

Với đội ngũ luật sư có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm, NPLaw  cung cấp tới quý khách dịch vụ tư vấn các vấn đề liên quan đến chấm dứt liên kết giáo dục bao gồm:

  • Tư vấn các quy định mới nhất của pháp luật về chấm dứt liên kết giáo dục
  • Tư vấn các trường hợp chấm dứt liên kết giáo dục
  • Tư vấn trình tự thủ tục chấm dứt liên kết giáo dục
  • Đại diện khách hàng thực hiện các thủ tục cần thiết chấm dứt liên kết giáo dục

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan