NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIẤY ỦY QUYỀN TÁC GIẢ

Khi cuộc cách mạng công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ, nền kinh tế ngày càng phát triển thì sự sáng tạo của con người là không có giới hạn. Tuy nhiên, để sự sáng tạo đó không bị đánh cắp, để giá trị của tài sản này trường tồn thì việc bảo vệ “trí tuệ” là rất quan trọng, chúng ta nên đăng ký bảo hộ quyền tác giả của tác phẩm mình sáng tạo ra. Tác giả có thể tự mình đăng ký bảo hộ quyền tác giả hoặc làm giấy ủy quyền tác giả để tổ chức, cá nhân khác thay mình thực hiện việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả. Sau đây, NPLAW giới thiệu đến bạn đọc những quy định không nên bỏ qua khi tìm hiểu về Giấy ủy quyền tác giả.

I. Thực trạng xâm phạm về quyền tác giả

Trong xu thế phát triển kinh tế, hội nhập toàn cầu thì việc bảo vệ quyền tác giả là mối quan tâm hàng đầu ở Việt Nam, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng được quan tâm. Tuy nhiên, trên thực tế, sự xâm phạm đến quyền tác giả diễn ra rất nhanh và sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn mới như áp dụng công nghệ cao, sử dụng các thiết bị hiện đại để sản xuất hàng hoá làm cho người tiêu dùng và cơ quan quản lý thị trường khó phát hiện thật/giả. 

Thực trạng xâm phạm về quyền tác giả

Khi nhu cầu mua sắm online trên các trang thương mại điện tử như: shopee, lazada, tiktok.... ngày càng nhiều thì việc mua phải các sản phẩm fake, kém chất lượng, không đúng mẫu cũng là điều rất bình thường, dễ gặp. 

Các hành vi xâm phạm đến quyền tác giả ngày càng nguy hiểm, có tổ chức chặt chẽ không những trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà còn mở rộng đối với tổ chức và cá nhân nước ngoài.

II. Khái niệm Giấy uỷ quyền đăng ký quyền tác giả

1. Quyền tác giả là gì? Quyền tác giả bao gồm những quyền nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2022 thì quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm.

- Quyền nhân thân bao gồm:

+ Đặt tên cho tác phẩm.

Tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản;

+ Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

+ Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

+ Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

- Quyền tài sản bao gồm:

+ Làm tác phẩm phái sinh;

+ Biểu diễn tác phẩm trước công chúng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào tại địa điểm mà công chúng có thể tiếp cận được nhưng công chúng không thể tự do lựa chọn thời gian và từng phần tác phẩm;

+ Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, trừ trường hợp sao chép tác phẩm chỉ để thực hiện các quyền khác theo quy định của Luật này; sao chép tạm thời theo một quy trình công nghệ, trong quá trình hoạt động của các thiết bị để truyền phát trong một mạng lưới giữa các bên thứ ba thông qua trung gian hoặc sử dụng hợp pháp tác phẩm, không có mục đích kinh tế độc lập và bản sao bị tự động xóa bỏ, không có khả năng phục hồi lại;

+ Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc, bản sao tác phẩm dưới dạng hữu hình, trừ những trường hợp phân phối lần tiếp theo, nhập khẩu để phân phối đối với bản gốc, bản sao tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc cho phép thực hiện việc phân phối;

+ Phát sóng, truyền đạt đến công chúng tác phẩm bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, bao gồm cả việc cung cấp tác phẩm đến công chúng theo cách mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn;

Các quyền trên do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác thực hiện.

Cơ sở pháp lý: Điều 18, 19, 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2022.

2. Giấy uỷ quyền tác giả là gì?

Giấy uỷ quyền tác giả là gì?

Giấy ủy quyền quyền tác giả là văn bản pháp lý quan trọng để cá nhân tổ chức được ủy quyền có thể tiến hành các thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả. Khi tác giả của tác phẩm không thể hoặc không muốn tự mình thực hiện việc đăng ký quyền tác giả thì ủy quyền cho người khác thực hiện thay mình.

3. Giấy uỷ quyền tác giả cần có những nội dung gì?

Giấy uỷ quyền tác giả phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

Giấy uỷ quyền tác giả cần có những nội dung gì?

- Tên, địa chỉ đầy đủ của bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền;

- Nội dung và phạm vi uỷ quyền;

- Thời hạn uỷ quyền;

- Ngày lập giấy uỷ quyền;

- Chữ ký, con dấu (nếu có) của bên uỷ quyền

4. Có nên tải mẫu giấy uỷ quyền tác giả trên mạng không?

Hiện nay, trên mạng rất nhiều mẫu giấy ủy quyền tác giả. Tuy nhiên, chúng ta không nên sử dụng mẫu giấy ủy quyền tác giả trên mạng để thực hiện ủy quyền. Bởi vì, đa phần các nội dung trên mạng đều rất chung chung, không cụ thể, nếu sử dụng mẫu giấy ủy quyền tác giả trên mạng sẽ khó làm rõ được nội dung ủy quyền và trách nhiệm của các bên. 

Vì thế, NPLAW khuyến khích Quý bạn đọc khi có nhu cầu làm giấy ủy quyền tác giả nên đến các văn phòng luật, công ty luật để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện soạn thảo giấy ủy quyền tác giả. Không nên sử dụng mẫu giấy ủy quyền trên mạng.

III. Quy định pháp luật về đăng ký quyền tác giả

1. Ai có quyền đăng ký quyền tác giả?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bổ sung 2022 thì việc đăng ký quyền tác giả là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả.

Do vậy, tác giả tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả có quyền đăng ký quyền tác giả.

Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bổ sung 2022 thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả qua dịch vụ bưu chính hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan.

2. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả

Theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định 17/2023/NĐ-CP thì Cục bản quyền tác giả là cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan.

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả

Căn cứ khoản 1 Điều 51 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bổ sung 2022 thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, đó là: Cục Bản quyền tác giả - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

3. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả

Theo quy định tại khoản 5 Điều 38 Nghị định 17/2023/NĐ-CP thì trình tự, thủ tục bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật được thực hiện như sau:

- Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ và nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật;

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền rà soát, phân loại, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ;

- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo yêu cầu tổ chức, cá nhân sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Tổ chức, cá nhân có thời hạn tối đa 01 tháng kể từ ngày nhận được thông báo để sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trừ trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của pháp luật. Trường hợp tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc đã sửa đổi, bổ sung mà hồ sơ vẫn chưa hợp lệ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân;

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền lưu giữ 01 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 01 bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan; 01 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 01 bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan được đóng dấu, ghi số Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan gửi trả lại cho tổ chức, cá nhân được cấp như một tài liệu đính kèm không tách rời Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

IV. Một số câu hỏi thường gặp về Giấy uỷ quyền tác giả

1. Có được uỷ quyền nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả hay không?

Theo khoản 1 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bổ sung 2022 thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả.

Như vậy, có thể ủy quyền để nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả.

2. Giấy uỷ quyền tác giả có cần công chứng không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định 17/2023/NĐ-CP pháp luật không quy định giấy ủy quyền đăng ký quyền tác giả phải được công chứng. Cho nên, có thể không cần công chứng giấy ủy quyền tác giả.

3. Giấy uỷ quyền tác giả có thời hạn bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giấy ủy quyền tác giả. Thông thường, thời hạn giấy ủy quyền tác giả do các bên thỏa thuận với nhau. 

4. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là bao lâu?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Nghị định 17/2023/NĐ-CP thì thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là trong thời hạn 15 ngày làm việc đối với trường hợp hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

Trên đây là nội dung tư vấn của NPLAW muốn gửi đến quý khách hàng. Mọi vướng mắc chưa rõ cần tư vấn về giấy uỷ quyền tác giả hoặc có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khác như: Doanh nghiệp; Sở hữu trí tuệ; Lao động; Tư vấn và hỗ trợ tiến hành thủ tục xin cấp các loại giấy phép con…quý khách vui lòng liên hệ với NPLAW để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú 

Hotline: 0913 449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan