PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH QUY ĐỊNH GÌ VỀ HIỆP HỘI SÁNG TẠO VÀ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ VIỆT NAM

Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam hoạt động trên phạm vi toàn quốc trong lĩnh vực sáng tạo và bản quyền tác giả về tác phẩm văn học, nghệ thuật theo quy định của pháp luật. Để hiểu hơn các quy định về Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam, hãy cùng NPLAW xem qua bài viết dưới đây nhé!

I. Một số thông tin cơ bản về Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam

Thông tin cơ bản về Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam được quy định tại Điều lệ Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam kèm theo Quyết định 790/QĐ-BNV năm 2021, cụ thể tại Điều 2 quy định Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hiệp hội) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo và bản quyền tác giả về tác phẩm văn học, nghệ thuật theo quy định của pháp luật nhằm tập hợp, đoàn kết, kết nối hội viên, giúp đỡ nhau cùng phát triển; góp phần thực hiện tốt quy định của pháp luật về sáng tạo và bản quyền tác giả, đóng góp phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của đất nước.

Một số thông tin cơ bản về Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam

Hiệp hội sáng tạo và bản quyền tác giả Việt Nam

Về địa vị pháp lý, trụ sở được quy định tại Điều 3 Điều lệ Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam kèm theo Quyết định 790/QĐ-BNV năm 2021 như sau:

"- Hiệp hội có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng; hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hiệp hội được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt.

- Trụ sở của Hiệp hội đặt tại thành phố Hà Nội."

Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam hoạt động trong phạm vi, lĩnh vực quy định theo Điều 4 Điều lệ Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam kèm theo Quyết định 790/QĐ-BNV năm 2021 như sau: 

"- Hiệp hội hoạt động trên phạm vi toàn quốc trong lĩnh vực sáng tạo và bản quyền tác giả về tác phẩm văn học, nghệ thuật theo quy định của pháp luật.

- Hiệp hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ và các bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.

- Hiệp hội có mục đích hoạt động không trùng lặp về lĩnh vực hoạt động với các tổ chức đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ theo quy định của pháp luật."

II. Nguyên tắc hoạt động của Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam

Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam hoạt động tuân theo 5 nguyên tắc tại Điều 5 Điều lệ Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam kèm theo Quyết định 790/QĐ-BNV năm 2021 bao gồm:

Nguyên tắc hoạt động của Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam

Nguyên tắc hoạt động

"- Tự nguyện, tự quản.

- Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.

- Tự bảo đảm kinh phí hoạt động.

- Không vì mục đích lợi nhuận.

- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hiệp hội."

III. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam

1. Nhiệm vụ

Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 7 Điều lệ Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam kèm theo Quyết định 790/QĐ-BNV năm 2021 như sau:

"- Chấp hành quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức hoạt động của Hiệp hội. Tổ chức hoạt động theo Điều lệ Hiệp hội đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Không lợi dụng hoạt động của Hiệp hội để làm tổn hại đến an ninh, trật tự xã hội, đạo đức, truyền thống của dân tộc.

- Tuyên truyền, phổ biến đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho hội viên; tạo môi trường thuận lợi cho các hội viên hoạt động hiệu quả.

- Tổ chức thực hiện các hoạt động về lĩnh vực sáng tạo và bản quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật theo quy định của pháp luật; các biện pháp bảo vệ bản quyền tác giả về tác phẩm văn học, nghệ thuật theo quy định của pháp luật.

- Đại diện hội viên tham gia, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về các chủ trương, chính sách liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.

- Phổ biến, bồi dưỡng kiến thức cho hội viên, hướng dẫn hội viên tuân thủ pháp luật, chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước, Điều lệ, quy chế, quy định của Hiệp hội.

- Hợp tác trao đổi, thông tin, truyền thông về phát triển sáng tạo và bản quyền tác giả về tác phẩm văn học, nghệ thuật theo quy định của pháp luật; kết nối phát triển sáng tạo và bảo vệ bản quyền tác giả về tác phẩm văn học, nghệ thuật; tổ chức hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm và các hoạt động khác phù hợp với lĩnh vực hoạt động, tôn chỉ, mục đích và theo quy định của pháp luật.

- Phát hành tài liệu, ấn phẩm truyền thông, trang thông tin điện tử nhằm hỗ trợ cho việc phát triển sáng tạo và bảo vệ bản quyền tác giả về tác phẩm văn học, nghệ thuật theo đúng tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hiệp hội và quy định của pháp luật.

- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sáng tạo và bản quyền tác giả về tác phẩm văn học, nghệ thuật theo quy định của pháp luật.

- Hòa giải tranh chấp, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Hiệp hội theo quy định của pháp luật.

- Xây dựng và ban hành quy tắc đạo đức trong hoạt động của Hiệp hội.

- Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí của Hiệp hội theo đúng quy định của pháp luật.

- Khi thay đổi Chủ tịch, Phó Chủ tịch của Hiệp hội; thay đổi trụ sở; sửa đổi, bổ sung Điều lệ; tổ chức Đại hội; lập các pháp nhân thuộc Hiệp hội; ký kết gia nhập các tổ chức quốc tế, tổ chức tương ứng của quốc gia phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật,

- Việc lập văn phòng đại diện của Hiệp hội ở địa phương khác phải xin phép Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt văn phòng đại diện và báo cáo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

- Hàng năm, tổ chức tổng kết, báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động của Hiệp hội với Bộ Nội vụ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo quy định của pháp luật.

- Chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc tuân thủ pháp luật.

- Lập và lưu giữ tại trụ sở Hiệp hội danh sách hội viên, văn phòng đại diện và các đơn vị trực thuộc Hiệp hội; sổ sách, chứng từ về tài sản, tài chính của Hiệp hội và văn phòng đại diện; biên bản các cuộc họp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hiệp hội.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu."

Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam

Nhiệm vụ quyền hạn Hiệp hội sáng tạo và bản quyền tác giả Việt Nam

2. Quyền hạn

Theo Điều 6 Điều lệ Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam kèm theo Quyết định 790/QĐ-BNV năm 2021 quy định về quyền hạn của Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam như sau:

"- Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hiệp hội.

- Đại diện cho hội viên trong các quan hệ trong nước và ngoài nước có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội.

- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.

- Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước; cung cấp dịch vụ công về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.

- Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hiệp hội, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển Hiệp hội và lĩnh vực Hiệp hội hoạt động theo quy định của pháp luật. Được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hiệp hội theo quy định của Điều lệ Hiệp hội và quy định của pháp luật.

- Thành lập pháp nhân thuộc Hiệp hội phù hợp với lĩnh vực hoạt động, tôn chỉ, mục đích và theo quy định của pháp luật.

- Khen thưởng các hội viên có thành tích trong hoạt động Hiệp hội, kết nạp và xóa tên hội viên theo quy định của Điều lệ Hiệp hội và quy định của pháp luật.

- Được gây quỹ Hiệp hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động; kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải kinh phí hoạt động.

- Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước giao (nếu có).

- Được gia nhập các tổ chức trong nước và quốc tế tương ứng và ký kết, thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực Hiệp hội hoạt động, cơ quan quyết định cho phép thành lập Hiệp hội về việc gia nhập tổ chức quốc tế tương ứng và ký kết, thỏa thuận quốc tế."

IV. Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam

Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp về Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam.

Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam

Giải đáp thắc mắc

1. Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam có được kết nạp và xóa tên hội viên không?

Theo quy định tại khoản 8 Điều 6 Điều lệ Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam kèm theo Quyết định 790/QĐ-BNV năm 2021 thì Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam có quyền: “Khen thưởng các hội viên có thành tích trong hoạt động Hiệp hội, kết nạp và xóa tên hội viên theo quy định của Điều lệ Hiệp hội và quy định của pháp luật”. Như vậy,  Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam có được kết nạp và xóa tên hội viên.

2. Tiêu chuẩn để trở thành hội viên Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam?

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Điều lệ Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam kèm theo Quyết định 790/QĐ-BNV năm 2021 thì tiêu chuẩn để trở thành hội viên Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam bao gồm:

"Đối với Hội viên chính thức gồm: hội viên tổ chức và hội viên cá nhân như sau:

- Hội viên tổ chức: tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo và bản quyền tác giả về tác phẩm văn học, nghệ thuật được thành lập theo quy định của pháp luật, tán thành Điều lệ Hiệp hội, tự nguyện gia nhập Hiệp hội đều có thể trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội. Mỗi hội viên tổ chức có một người đại diện tham gia Hiệp hội, Người đại diện hội viên tổ chức phải là công dân Việt Nam, có đủ thẩm quyền quyết định những vấn đề liên quan đến hoạt động của hội viên trong hoạt động của Hiệp hội. Trong trường hợp ủy nhiệm, người được ủy nhiệm làm người đại diện phải có đủ thẩm quyền quyết định và người được ủy nhiệm phải chịu trách nhiệm về sự ủy nhiệm đó;

- Hội viên cá nhân: công dân Việt Nam có đủ năng lực hành vi dân sự đã và đang hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo và bản quyền tác giả về tác phẩm văn học, nghệ theo quy định của pháp luật, tán thành Điều lệ Hiệp hội, tự nguyện gia nhập Hiệp hội đều có thể trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội.

Đối với hội viên danh dự: tổ chức, công dân Việt Nam không có điều kiện hoặc không đủ tiêu chuẩn để trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội nhưng có uy tín cao trong xã hội, có nhiều công lao đóng góp cho hoạt động của Hiệp hội, tán thành Điều lệ Hiệp hội, tự nguyện tham gia Hiệp hội thì được Hiệp hội xem xét, công nhận là hội viên danh dự của Hiệp hội."

3. Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Trụ sở của Hiệp hội đặt tại đâu?

Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam có tư cách pháp nhân và trụ sở của Hiệp hội đặt tại thành phố Hà Nội theo Điều 3 Điều lệ Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam kèm theo Quyết định 790/QĐ-BNV năm 2021.

4. Đại hội nhiệm kỳ của Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam được tổ chức bao nhiêu năm một lần?

Đại hội nhiệm kỳ của Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam được tổ chức 05 năm một lần theo khoản 1 Điều 13 Điều lệ Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam kèm theo Quyết định 790/QĐ-BNV năm 2021.

5. Thủ tục, thẩm quyền kết nạp hội viên của Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam?

Căn cứ khoản 1 Điều 11 Điều lệ Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam kèm theo Quyết định 790/QĐ-BNV năm 2021 quy định về thủ tục, thẩm quyền kết nạp hội viên Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam như sau:

"- Điều kiện gia nhập Hiệp hội: tổ chức và công dân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 8 của Điều lệ Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam kèm theo Quyết định 790/QĐ-BNV năm 2021 muốn gia nhập Hiệp hội phải viết đơn xin gia nhập Hiệp hội (theo mẫu do Ban Thường vụ Hiệp hội quy định).

- Theo Nghị quyết của Ban Thường vụ, Chủ tịch Hiệp hội ra quyết định công nhận hội viên mới. Ban Thường vụ Hiệp hội tổ chức kết nạp hội viên mới. Trong thời gian 15 (mười lăm) ngày sau khi kết nạp, Văn phòng Hiệp hội thông báo danh sách hội viên mới cho tất cả các hội viên trong Hiệp hội.

- Sau khi nhận được quyết định kết nạp hội viên của Ban Thường vụ Hiệp hội, hội viên được cấp thẻ hội viên của Hiệp hội."

V. Vấn đề liên quan đến Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam có cần liên hệ luật sư không? Nếu có liên hệ như thế nào?

Mặc dù Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam hoạt động theo quy định của hội. Tuy nhiên các vấn đề về chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; đổi tên và giải thể Hiệp hội thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, quy định của pháp luật về hội, Nghị quyết Đại hội và các quy định pháp luật có liên quan. 

Do đó, tìm luật sư tư vấn là cần thiết. Các vấn đề liên quan đến chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; đổi tên và giải thể Hiệp hội đòi hỏi về kinh nghiệm, sự hiểu biết về các quy định liên quan. Vì vậy nên tìm luật sư để:

- Tránh mất thời gian, chi phí đi lại;

- Được đơn vị tư vấn pháp lý hỗ trợ về chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục tại cơ quan nhà nước;

- Giảm tỷ lệ, hạn chế trường hợp hồ sơ bị sai sót, thiếu thành phần dẫn đến trường hợp bị từ chối;

- Giải quyết kịp thời, nhanh chóng các vấn đề phát sinh trong quá trình giải quyết;

Trên đây là bài viết của NPLAW về Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý, công ty Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (NPLAW) là một trong những công ty Luật uy tín, cam kết tư vấn, giải quyết nhanh chóng, kịp thời, chất lượng dịch vụ tốt với mức phí phù hợp. Đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, làm việc tận tâm, nhiệt tình, giúp bạn đưa ra được cách giải quyết tốt nhất, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của bạn. Bạn cần tư vấn, tham mưu, hỗ trợ các thủ tục pháp lý, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng, liên hệ ngay với NPLAW theo thông tin sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan