Chứng thực chữ ký không phải là việc quá xa lạ đối với người dân. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ các quy định pháp luật liên quan để thực hiện đúng. Sau đây, NPLAW sẽ trình bày lại các quy định cần nắm về chứng thực chữ ký trên giấy tờ, văn bản, cụ thể như sau:
Chữ ký được xem là dấu hiệu riêng để nhận biết mỗi cá nhân, ngày nay việc sử dụng chữ ký trong văn bản, giao dịch đã và đang phổ biến hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, việc giả chữ ký cũng xuất hiện ngày một nhiều, để ngăn chặn tình trạng này thì hoạt động chứng thực chữ ký đã ra đời. Tùy thuộc vào kinh tế của từng vùng miền mà nhu cầu chứng thực chữ ký có sự khác nhau. Bên cạnh đó, còn một số người dân vẫn chưa nắm rõ được quy định về chứng thực chữ ký, thực hiện chứng thực chữ ký như thế nào sao cho hợp pháp. NPLAW hi vọng rằng, thông qua bài viết dưới đây, sẽ giải đáp được phần nào thông tin cơ bản về chứng thực chữ ký.
Theo quy định tại "Khoản 3 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP", chứng thực chữ ký là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.
Căn cứ vào "Điều 25 Nghị định 23/20215/NĐ-CP", các trường hợp không được chứng thực chữ ký bao gồm:
Theo quy định tại "Khoản 3 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP", chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản. Như vậy, việc chứng thực chữ ký là do nhu cầu của gia đình bạn để nhằm mục đích xác minh tính minh bạch của di chúc. Hiện pháp luật hiện hành không quy định cụ thể các loại giấy tờ nào bắt buộc phải chứng thực chữ ký.
Theo quy định tại "Khoản 3 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP", chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản. Như vậy, việc chứng thực chữ ký trước hết là nhu cầu của người dân khi thực hiện các giao dịch dân sự, trong đó các văn bản, giấy tờ cần chứng thực chữ ký thông thường do người dân tự lập nên như Di chúc, Đơn đề nghị xác nhận, Giấy lĩnh tiền, văn bản thỏa thuận…). Do đó, pháp luật về chứng thực hiện hành không quy định cụ thể các giấy tờ bắt buộc phải chứng thực chữ ký và các giấy tờ không bắt buộc phải chứng thực chữ ký. Trên thực tế, có các loại giấy tờ cần có chứng thực chữ ký, bao gồm: giấy tờ liên quan đến việc tặng, cho, chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản có giá trị; giấy tờ liên quan đến việc thừa kế tài sản (như Tờ khai thừa kế, Giấy từ chối nhận di sản thừa kế…), Sơ yếu lý lịch, Bản dịch phải hợp pháp hóa lãnh sự…
Căn cứ theo quy định tại "Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP", thủ tục chứng thực chữ ký thực hiện như sau:
Đối với giấy tờ, văn bản có từ (02) hai trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
Mức thu lệ phí chứng thực, phí chứng thực chữ ký (áp dụng cho cả trường hợp chứng thực điểm chỉ và trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký, không điểm chỉ được) được thực hiện theo "Quyết định 1024/QĐ-BTP" có hiệu lực từ ngày 09/5/2018, cụ thể:
+ Tại Phòng Tư pháp và UBND cấp xã: 10.000 đồng/trường hợp
+ Tại cơ quan đại diện: 10 USD/bản
+ Tại Tổ chức hành nghề công chứng: Phí chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản: 10.000 đồng/trường hợp
*Trường hợp hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong một giấy tờ, văn bản.
Theo quy định tại "điểm a Khoản 2 Điều 34 Nghị định 82/2020/NĐ-CP", phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo chữ ký của người thực hiện chứng thực; điểm a Khoản 3 Điều này, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi chứng thực chữ ký mà không ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu theo đúng quy định; không ghi lời chứng vào trang cuối của bản sao giấy tờ, văn bản có từ 02 trang trở lên và đối với hành vi chứng thực chữ ký trong trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký trước mặt người thực hiện chứng thực hoặc không ký trước mặt người tiếp nhận hồ sơ chứng thực chữ ký
Theo "Khoản 6 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP", chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác: Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa; Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên. Giá trị pháp lý của chữ ký số được quy định tại "Điều 8 Nghị định 130/2018/NĐ-CP" quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Chứng thực chữ ký số sẽ được thực hiện tại tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số, thỏa mãn điều kiện hoạt động theo quy định của "Nghị định 130/2018/NĐ-CP".
Căn cứ theo "Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP", trong trường hợp của bạn có thể đến Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã (tức Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn) bất kỳ thuận tiện cho bạn nhất, mà không phụ thuộc vào nơi cư trú của bạn.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về chứng thực chữ ký mà công ty NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm về thủ tục thực hiện chứng thực chữ ký, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn