Quy định của pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan

I. Thực trạng liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan

Trong bối cảnh toàn cầu hóa về mặt kinh tế và văn hóa hiện nay, việc chuyển nhượng quyền liên quan (quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và tổ chức phát sóng) ngày càng phổ biến, đặc biệt trong các lĩnh vực như âm nhạc, phim ảnh và các chương trình truyền hình. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều cá nhân và tổ chức vẫn chưa nắm rõ các quy định pháp lý liên quan đến chuyển nhượng quyền liên quan và hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan. Điều này dẫn đến các tranh chấp không đáng có, gây khó khăn về tài chính và uy tín cho các bên liên quan.

Thực trạng liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan

https://drive.google.com/file/d/1Fwiu6Wrl6DuukDhZe-07UC2di7a0h77H/view?usp=sharing

Vấn đề đặt ra bây giờ là nâng cao hiểu biết và bồi dưỡng kiến thức pháp luật liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan cho các cá nhân tổ chức đang có ý định chuyển nhượng quyền liên quan.

II. Quy định liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan

1. Thế nào là hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan?

Hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan là văn bản pháp lý ghi nhận sự đồng ý giữa các bên về việc chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền liên quan của bên chuyển nhượng cho bên nhận chuyển nhượng. 

Căn cứ theo Khoản 3, Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022) thì Quyền liên quan bao gồm các quyền sau đây: quyền của người biểu diễn, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, quyền ghi hình và quyền của tổ chức phát sóng.

Mục tiêu của đồng này là đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên được xác định rõ ràng, minh bạch và được bảo vệ theo luật pháp.

2. Có cần thiết phải thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan không? Tại sao?

Việc thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan là bắt buộc trong trường hợp có giao dịch chuyển quyền này vì các lý do như sau:

  • Bảo bảo tính pháp lý : Pháp luật yêu cầu các giao dịch liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm quyền liên quan, phải được lập thành văn bản để làm cơ sở pháp lý.
  • Bảo vệ lợi ích các bên : Hợp đồng giúp các bên ghi rõ quyền và nghĩa vụ, tránh các tranh chấp về sau.
  • Tăng tính minh bạch : Một hợp đồng chi tiết sẽ tăng cường sự tin tưởng và minh bạch giữa các bên.

3. Quy định khi soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 46, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 và 2022), khi soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan, các bên cần lưu ý một số quy định cơ bản như sau: 

  • Hình thức hợp đồng: Hợp đồng phải được lập thành văn bản mới có giá trị pháp lý.
  • Nội dung hợp đồng: Một hợp đồng chuyển nhượng cần phải có những nội dung cơ bản bao gồm: Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng; Căn cứ chuyển nhượng; Giá, phương thức thanh toán; Quyền và nghĩa vụ của các bên; Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

4. Hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan chi tiết bao gồm những nội dung nào? Nội dung nào quan trọng nhất? Tại sao?

Ngoài những nội dung phải có trong hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan theo quy định tại Khoản 1, Điều 46, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì Hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan có thể bổ sung thêm một vài điều khoản sau đây để trở nên chặt chẽ hơn. Vậy nội dung của một Hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan cần có những điều khoản sau:

  • Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng; 
  • Căn cứ chuyển nhượng; 
  • Phạm vi chuyển nhượng;
  • Đối tượng hợp đồng;
  • Giá, phương thức thanh toán; 
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên; 
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
  • Phương thức giải quyết tranh chấp;
  • Điều khoản hiệu lực.

Trong đó, nội dung quan trọng nhất là quyền và nghĩa vụ của các bên và trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Hai nội dung này cần được ghi rõ ràng, cụ thể trong hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan vì nó quy định những việc mà các bên phải làm hoặc không được làm để không gây ảnh hưởng quyền lợi của bên còn lại, tránh được các tranh chấp xảy ra.

III. Các thắc mắc thường gặp liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan

1. Các quyền liên quan nào được chuyển nhượng trong hợp đồng?

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 47 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 và 2022) thì các quyền liên quan có thể được chuyển nhượng bao gồm:

  • Quyền của người biểu diễn: quyền nhân thân và quyền tài sản.
  • Quyền của nhà sản xuất sản xuất bản ghi âm, ghi hình: quyền sao chép, phân phối và truyền đạt đến công chúng.
  • Quyền của tổ chức phát sóng: quyền ghi, sao chép và phân phối chương trình phát sóng.

Các thắc mắc thường gặp liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan

https://drive.google.com/file/d/1y3kO1KXIZJjvBRpXCToVa2l4Wpgt511M/view?usp=sharing

Lưu ý một số trường hợp người biểu diễn không được chuyển nhượng quyền nhân thân được quy định tại Khoản 2, Điều 47, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 và 2022) bao gồm:

  • Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn;
  • Bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.

2. Hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan có bắt buộc phải công chứng không?

Theo quy định hiện hành, hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan không bắt buộc phải công chứng. Tuy nhiên, việc công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan có thể giúp tăng cường tính pháp lý và ràng buộc trách nhiệm cho các bên liên quan.

3. Hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan có cần xác nhận của Cục Sở hữu trí tuệ không?

Theo quy định khoản 1 Điều 148 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ 2019) và khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ 2019), hợp đồng chuyển nhượng những đối tượng dưới đây phải đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ, bao gồm quyền sở hữu công nghiệp đối với:

  • Sáng chế;
  • Kiểu dáng công nghiệp;
  • Thiết kế bố trí;
  • Nhãn hiệu (trừ trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng).

Hợp đồng chuyển nhượng đối với những đối tượng còn lại không phải đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ, bao gồm: quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, bí mật kinh doanh, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng đối với một số đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp mới cần phải đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ, còn hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan thì không cần xác nhận của Cục Sở hữu trí tuệ.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan

Hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan là một công cụ pháp lý quan trọng trong các giao dịch liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Để đảm bảo tính pháp lý và hạn chế rủi ro, các cá nhân và tổ chức nên cân nhắc sử dụng các dịch vụ tư vấn giải pháp chuyên nghiệp. Những lợi ích mà dịch vụ này mang lại bao gồm: các luật sư sẽ đảm bảo hợp đồng được soạn thảo đúng quy định pháp luật và đầy đủ nội dung cần thiết; luật sư sẽ giải thích chi tiết các điều khoản trong đồng và các quy định liên quan; trong trường hợp xảy ra tranh chấp, luật sư sẽ hỗ trợ các bên bảo vệ quyền lợi của mình.

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn cụ thể và soạn thảo các văn bản liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan theo yêu cầu của khách hàng. 

Trên đây là thông tin giải đáp các vướng mắc về Hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan mà NPlaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPlaw theo thông tin liên hệ sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan

A PHP Error was encountered

Severity: Core Warning

Message: PHP Startup: Unable to load dynamic library 'pdo_mysql.so' (tried: /opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so (/opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so: cannot open shared object file: No such file or directory), /opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so.so (/opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so.so: cannot open shared object file: No such file or directory))

Filename: Unknown

Line Number: 0

Backtrace: