QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT DÂN GIAN

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả bao gồm những quyền cụ thể mà pháp luật trao cho tác giả hay chủ sở hữu của một tác phẩm về việc đặt tên tác phẩm, đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng, sao chép… Sẽ là vô nghĩa nếu chỉ công nhận sự tồn tại của quyền sở hữu trí tuệ mà không có cơ chế pháp lý giúp chủ thể quyền bảo vệ các quyền đó. Chính vì vậy, dưới sự điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ, quyền tác giả đối tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian càng được trú trọng bảo vệ. Tuy nhiên, để một tác phẩm được bảo vệ thật sự thì cần đòi hỏi những quy định nhất định. Cùng theo dõi bài viết sau của NPLaw nhé!

I. Quy định pháp luật hiện hành về quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian

Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được quy định tại Điều 23 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau: 

“1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hoá và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bao gồm:

a) Truyện, thơ, câu đố;

b) Điệu hát, làn điệu âm nhạc;

c) Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi;

d) Sản phẩm nghệ thuật đồ hoạ, hội hoạ, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật chất nào.

2. Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.”

Tóm lại, tổ chức cá nhân khi sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải trích dẫn xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.

Thời hạn bảo hộ quyền công bố và các quyền tài sản đối với các loại hình tác phẩm được quy định tại Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ, trong đó không quy định về tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.

Như vậy, tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian không có thời hạn bảo hộ, bởi lẽ tác phẩm được lưu truyền bằng miệng, từ thế hệ này sang thế hệ khác và có nhiều dị bản, không thể biết chính xác tác phẩm công bố từ khi nào và cũng không thể bảo hộ tính nguyên gốc của tác phẩm. Chủ sở hữu tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian không xác định rõ, họ có thể là cộng đồng tập thể một địa phương, một làng nghề, một nhóm nghệ nhân lưu giữ tư liệu về tác phẩm hoặc là công chúng. Khi sử dụng tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian cũng giống như sử dụng tác phẩm thuộc về công chúng, mặc dù không phải xin phép ai nhưng phải có trích dẫn nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và đảm bảo những giá trị đích thực của tác phẩm.

https://nplaw.vn/quy-dinh-cua-phap-luat-ve-quyen-tac-gia-doi-voi-tac-pham-van-hoc-nghe-thuat-dan-gian.html

II. Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được hiểu như thế nào

1. Thế nào là tác phẩm văn học, nghệ thuật?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Sở hữu trí tuệ 2005:

Điều 23. Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian

1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hoá và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bao gồm:

a) Truyện, thơ, câu đố;

b) Điệu hát, làn điệu âm nhạc;

c) Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi;

d) Sản phẩm nghệ thuật đồ hoạ, hội hoạ, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật chất nào.”

2. Tại sao cần bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian?

- Thứ nhất, nhằm bảo hộ quyền tinh thần của người nắm giữ tri thức truyền thống và quyền ngăn cấm người khác thương mại hóa tri thức của mình, chống lại sự lạm dụng, khai thác và sưu tầm làm tổn hại đến giá trị đích thực của tác phẩm.

- Thứ hai, ngoài việc công nhận về nguồn gốc sáng tạo ra tác phẩm còn là sự bù đắp xứng đáng cho tác giả vì những công sức sáng tạo họ đã bỏ ra. Việc bảo hộ này làm tăng sự chắc chắn và ổn định về mặt pháp lý và mang lại lợi ích không chỉ cho những người nắm giữ vốn văn học nghệ thuật dân gian mà cả những người sử dụng tác phẩm đó.

- Thứ ba, cho phép các cộng đồng văn hóa dân tộc tham gia một cách hiệu quả hơn vào thị trường toàn cầu và từng bước thoát khỏi cảnh nghèo và lệ thuộc, do đó được coi là một công cụ tiềm năng trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới của những nước đang phát triển và kém phát triển.

- Thứ tư, đối với người sử dụng là người nước ngoài việc bảo hộ tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian như một tác phẩm văn học nghệ thuật thông thường là điều cần thiết bởi lẽ họ không phải là công dân Việt Nam. Mục đích lớn nhất là bảo tồn và phát huy tối đa những giá trị truyền thống trong các tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian hiện còn đang thất truyền trong dân gian.

III. Chủ thể nào đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian

Chủ thể được đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian chính bao gồm: người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của Luật SHTT. Có thể thấy, người trực tiếp tạo ra tác phẩm chính là tác giả và có quyền tác giả đối với tác phẩm đó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả không cùng là một cá nhân, tổ chức. Khi đó, hai chủ sở thể này sẽ được hưởng các quyền sở hữu trí tuệ hoàn toàn khác nhau.

IV. Điều kiện để quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian

Có thể thấy, việc để một tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả hầu như không có một điều kiện đặc biệt nào. Đây như  là một tiêu chuẩn chung được công nhận trên toàn thế giới.  Tại Việt Nam, tất cả các tác phẩm văn học nghệ thuật khoa học được quy định trong Công ước Berne đều có khả năng được bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam khi đáp ứng 2 điều kiện: (a) tác phẩm được sáng tạo ra và định hình dưới một hình thức vật chất nhất định (fixation), và (b) tác phẩm đó có tính nguyên gốc (originality).

Như vậy, tính nguyên gốc (originality) gắn liền với một tác phẩm văn học nghệ thuật khoa học là điều kiện bắt buộc để tác phẩm này được bảo hộ quyền tác giả. Nói cách khác, nếu chúng chỉ được tạo ra mà không có tính nguyên gốc thì không có sự tồn tại của quyền tác giả, quyền liên quan.

Mặc dù, cho đến thời điểm hiện tại, Công ước Berne và Hiệp định về các khía cạnh có liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPs) đều chưa đề cập hay định nghĩa tính nguyên gốc là gì. Tuy nhiên, Tính nguyên gốc vẫn được ngầm hiểu, thừa nhận và được xây dựng trong pháp luật của mỗi quốc gia theo những tiêu chuẩn riêng

Tại Việt Nam, tính nguyên gốc cũng không được định nghĩa cụ thể mà chỉ được quy định gián tiếp rằng tác phẩm được bảo hộ phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác (Khoản 3 Điều 14 Luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2009). Đây chính là sự thể hiện của “Tính nguyên gốc”

Về mặt thực tiễn, có thể thấy: Tính nguyên gốc của tác phẩm văn học nghệ thuật khoa học trong thực tiễn xét xử hoặc giải quyết tranh chấp quyền tác giả ở Việt Nam nhìn chung vừa khó và vừa hiếm khi tìm thấy ở các bản án của tòa án hoặc quyết định hành chính vì một mặt số lượng vụ án sở hữu trí tuệ được xét xử bởi hệ thống tòa án ở Việt Nam là quá ít ỏi và mặt khác nguyên đơn (chủ thể quyền) hoặc luật sư bảo vệ quyền và lợi ích của họ chưa có đủ hiểu biết về bản chất tồn tại của quyền tác giả dẫn tới thất bại trong quá trình tranh tụng tại tòa. 

Ví dụ, theo bản án sơ thẩm số 213/2014/DS-ST ngày 14/08/2014 của Tòa án nhân dân quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, nguyên đơn khởi kiện bị đơn có hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm “hình thức thể hiện tranh tết dân gian” (xem hình bên dưới) kèm yêu cầu bồi thường thiệt hại và xin lỗi công khai trên báo chí. Bị đơn bác bỏ yêu cầu khởi kiện và cho rằng tác phẩm mà bị đơn sử dụng khác với tác phẩm của nguyên đơn. Có vẻ như ngụ ý của Tòa án là cả tác phẩm “hình thức thể hiện tranh tết dân gian” của nguyên đơn (dù đã được Cục bản quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả số 169/2013/QTG ngày 07/01/2013) và tác phẩm bị nghi ngờ xâm phạm của bị đơn đều không có tính nguyên gốc vì Tòa án tuyên bố bác đơn khởi kiện lập luận rằng cả hai đều lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian, trong khi đó, quyền tác giả của các hình ảnh riêng rẽ đã được lưu truyền lâu đời trong văn hóa dân gian không thể xác định là của ai.

https://nplaw.vn/quy-dinh-cua-phap-luat-ve-quyen-tac-gia-doi-voi-tac-pham-van-hoc-nghe-thuat-dan-gian.html

 

V. Hồ sơ, thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian

1. Hồ sơ cần chuẩn bị

Có 2 trường hợp:

* Nếu chủ thể đăng ký là chủ sở hữu đồng thời là tác giả/các đồng tác giả:

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả - 2 bản (theo mẫu).
  • Ba bản mẫu tác phẩm cần đăng ký; tác phẩm đã được công bố hay chưa; thời gian công bố;
  • Giấy uỷ quyền của tác giả/các đồng tác giả (có công chứng, chứng thực - 1 bản) nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
  • Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa.
  • Bản sao chứng minh nhân dân của tác giả/các tác giả (kèm theo bản chính chứng minh nhân dân để đối chiếu nếu bản sao không có công chứng – 1 bản);
  • Tên đầy đủ, bút danh (nếu có), địa chỉ, số điện thoại, fax của tác giả/các đồng tác giả.
  • Giấy cam đoan của tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không vi phạm bản quyền của ai - 1 bản (theo mẫu).

* Nếu chủ thể đăng ký là chủ sở hữu không đồng thời là tác giả (tổ chức, công ty)

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả - 2 bản (theo mẫu).
  • Giấy Uỷ quyền của tổ chức hoặc cá nhân
  • Giấy chuyển nhượng tác phẩm từ tác giả / các đồng tác giả cho tổ chức hoặc công ty (có xác nhận chữ ký); hoặc Giấy chứng nhận tác phẩm xin đăng ký là tác phẩm được thực hiện theo nhiệm vụ công tác (1 bản);
  • Ba bản mẫu tác phẩm cần đăng ký; tác phẩm đã được công bố hay chưa; thời gian công bố;
  • Bản sao có công chứng Giấy phép đăng ký kinh doanh (1 bản);
  • Tên đầy đủ, bút danh (nếu có) của tác giả/các tác giả; địa chỉ, số điện thoại, fax của tác giả/các tác giả, công ty.
  • Bản sao chứng minh nhân dân của tác giả/các tác giả (kèm theo bản chính chứng minh nhân dân để đối chiếu nếu bản sao không có công chứng – 1 bản);
  • Giấy cam đoan của tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không vi phạm bản quyền của ai - 1 bản (theo mẫu).

2. Trình tự, thủ tục thực hiện

Bước 1: Xác định thể loại tác phẩm đăng ký: xem xét kỹ xem tác phẩm thuộc thể loại nào để đăng ký chính xác tránh nhầm lẫn khi sử dụng.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu đã quy định như trên để đảm bảo thực hiện được đúng quy trình.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả:

– Nộp trực tiếp tại Cục Bản quyền tác giả tại các địa chỉ sau:

+) Cục Bản quyền tác giả: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, TP. Hà Nội.

+) Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh.

+) Văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

– Nộp qua đường bưu điện.

Bước 4: Cục Bản quyền tác giả thẩm định cấp Giấy chứng nhận

– Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.

– Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.

VI. Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian

1. Các loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật được bảo hộ quyền tác giả?

Căn cứ khoản 1, Điều 23 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, các loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

- Truyện, thơ, câu đố;

- Điệu hát, làn điệu âm nhạc;

- Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi;

- Sản phẩm nghệ thuật đồ hoạ, hội hoạ, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật chất nào.

https://nplaw.vn/quy-dinh-cua-phap-luat-ve-quyen-tac-gia-doi-voi-tac-pham-van-hoc-nghe-thuat-dan-gian.html

 

2. Các trường hợp nào được sử dụng tác phẩm đã công bố mà không cần trả tiền nhuận bút?

Căn cứ Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đ ổi bổ sung năm 2022 quy định:

Điều 25. Các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả

1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền nhưng phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm bao gồm:

a) Tự sao chép một bản để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại. Quy định này không áp dụng trong trường hợp sao chép bằng thiết bị sao chép;

b) Sao chép hợp lý một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại;

c) Sử dụng hợp lý tác phẩm để minh họa trong bài giảng, ấn phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng nhằm mục đích giảng dạy. Việc sử dụng này có thể bao gồm việc cung cấp trong mạng máy tính nội bộ với điều kiện phải có các biện pháp kỹ thuật để bảo đảm chỉ người học và người dạy trong buổi học đó có thể tiếp cận tác phẩm này;

d) Sử dụng tác phẩm trong hoạt động công vụ của cơ quan nhà nước;

đ) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận, giới thiệu hoặc minh họa trong tác phẩm của mình; để viết báo, sử dụng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát sóng, phim tài liệu;

e) Sử dụng tác phẩm trong hoạt động thư viện không nhằm mục đích thương mại, bao gồm sao chép tác phẩm lưu trữ trong thư viện để bảo quản, với điều kiện bản sao này phải được đánh dấu là bản sao lưu trữ và giới hạn đối tượng tiếp cận theo quy định của pháp luật về thư viện, lưu trữ; sao chép hợp lý một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép cho người khác phục vụ nghiên cứu, học tập; sao chép hoặc truyền tác phẩm được lưu giữ để sử dụng liên thông thư viện thông qua mạng máy tính, với điều kiện số lượng người đọc tại cùng một thời điểm không vượt quá số lượng bản sao của tác phẩm do các thư viện nói trên nắm giữ, trừ trường hợp được chủ sở hữu quyền cho phép và không áp dụng trong trường hợp tác phẩm đã được cung cấp trên thị trường dưới dạng kỹ thuật số;

g) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, âm nhạc, múa và các loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, hoạt động tuyên truyền cổ động không nhằm mục đích thương mại;

h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm mỹ thuật, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó, không nhằm mục đích thương mại;

i) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng cá nhân, không nhằm mục đích thương mại;

k) Sao chép bằng cách đăng tải lại trên báo, ấn phẩm định kỳ, phát sóng hoặc các hình thức truyền thông khác tới công chúng bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác được trình bày trước công chúng trong phạm vi phù hợp với mục đích thông tin thời sự, trừ trường hợp tác giả tuyên bố giữ bản quyền;

l) Chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, phát sóng sự kiện nhằm mục đích đưa tin thời sự, trong đó có sử dụng tác phẩm được nghe thấy, nhìn thấy trong sự kiện đó;

m) Người khuyết tật nhìn, người khuyết tật không có khả năng đọc chữ in và người khuyết tật khác không có khả năng tiếp cận tác phẩm để đọc theo cách thông thường (sau đây gọi là người khuyết tật), người nuôi dưỡng, chăm sóc cho người khuyết tật, tổ chức đáp ứng điều kiện theo quy định của Chính phủ sử dụng tác phẩm theo quy định tại Điều 25a của Luật này.”

3. Giáo viên có phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu tác phẩm văn học đó hay không?

Căn cứ Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định:

“Điều 25. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao

1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:

a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân”

Như vậy, giáo viên không phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu tác phẩm văn học.

VII. Dịch vụ tư vấn về quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian

Khách hàng sử dụng dịch vụ tư vấn liên quan đến quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian tại NPLaw sẽ được hưởng một số dịch vụ ưu đãi như sau:

  • Tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan đến đến quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian 
  • Tư vấn và giải đáp thắc mắc về những quy định của Nhà nước về quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
  • Đại diện cho khách hàng hoàn tất các thủ tục về đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan