Kinh doanh hộ gia đình là hình thức kinh doanh nhỏ lẻ mà hầu như ở bất kì nơi đâu cũng có. Hình thức này phù hợp cho các cá nhân muốn kinh doanh mà không cần phải bỏ nhiều vốn, hoạt động với quy mô nhỏ. Và để quản lý các hoạt động kinh doanh dưới hình thức này nhà nước quy định các thủ tục, điều kiện đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể. Khi một cá nhân đăng ký hộ kinh doanh sẽ được Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp giấy phép kinh doanh hộ gia đình để xác định được phép hoạt động kinh doanh. NPLaw sẽ cùng với các bạn tìm hiểu về giấy phép kinh doanh hộ gia đình mới nhất 2023 thông qua bài viết sau đây nhé!
Theo khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, các trường hợp hộ kinh doanh không cần phải đăng ký kinh doanh bao gồm:
- Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối;
- Người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến;
- Người kinh doanh lưu động;
- Người kinh doanh thời vụ;
- Người làm dịch vụ có thu nhập thấp.
Như vậy có thể thấy, tất cả các trường hợp kinh doanh hộ gia đình còn lại đều cần phải xin giấy phép kinh doanh.
Ví dụ về kinh doanh hộ gia đình: Anh T ở vùng trung du Bắc Bộ, anh trồng chè. Mỗi năm thu hoạch 2000kg chè các loại, anh bán 90% ra thị trường, 10% để lại chế biến gia công dùng cho gia đình.
Đăng ký giấy phép kinh doanh hộ gia đình cần giấy tờ sau:
Trường hợp các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn đăng ký hộ kinh doanh thì cần thêm các giấy tờ sau:
Đối tượng được đứng tên trên giấy phép kinh doanh
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại nghị định 01/2021/NĐ-CP, trừ các trường hợp sau đây:
+ Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
+ Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình quy định tại khoản 1 Điều 80 nghị định 01/2021/NĐ-CP chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Những ngành nghề mà hộ kinh doanh gia đình được phép đăng ký
Chủ hộ kinh doanh được lựa chọn các ngành nghề trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam để đăng ký hoạt động cho hộ kinh doanh cá thể dự kiến thành lập. Thông thường, để tránh việc bị áp mức thuế khoán cao, NPLAW luôn kiến nghị khách hàng chỉ nên lựa chọn các ngành nghề chính sẽ kinh doanh, ngành nghề dự kiến mở rộng kinh doanh sắp tới, bởi thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh tương đối đơn giản. Các hộ kinh doanh không nên vì ngại phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh mà chọn đăng ký quá nhiều ngành nghề kinh doanh.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh sẽ được cấp cho hộ nếu đáp ứng được những điều kiện dưới đây:
IV. Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh hộ gia đình
Hồ sơ làm giấy phép kinh doanh hộ gia đình cho cá nhân tại Hà Nội cần giấy tờ sau:
Quý khách lưu ý người đi nộp hồ sơ làm giấy phép cá nhân không bắt buộc phải là chủ hộ kinh doanh cá thể. Họ có thể ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác nộp hồ sơ tại Phòng kinh tế UBND quận, huyện.
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN/HUYỆN TÊN CƠ QUAN ĐKKD |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH
Số: ………………..
Đăng ký lần đầu, ngày … tháng … năm ………
Đăng ký thay đổi lần thứ: ……, ngày … tháng … năm ……
1. Tên hộ kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa): ……………….....................................
2. Địa điểm kinh doanh: .............................................................................................
Điện thoại: …………………………… Fax: .........................................................
Email: …………………………… Website: .................................................
3. Ngành, nghề kinh doanh:...................................................................
4. Vốn kinh doanh: .........................................................................................
5. Họ và tên đại diện hộ kinh doanh: ......................................................................
Giới tính: ...........................................................................................
Sinh ngày: ..…/..…./………. Dân tộc: ……………Quốc tịch: ..................
Chứng minh nhân dân số: .....................................................................
Ngày cấp: ………/……/…… Nơi cấp: ..............................................
Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND): ...........................
Số giấy chứng thực cá nhân: ..........................................
Ngày cấp: ………/……/…… Nơi cấp: ...........................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ........................................
Chỗ ở hiện tại: .............................................
6. Danh sách cá nhân góp vốn thành lập hộ kinh doanh (nếu có)
Bước 1: Cá nhân hoặc nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh tại Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân Quận, Huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Từ thứ hai đến thứ sáu và sáng thứ bảy (buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ đến 17 giờ). -
Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân Quận, Huyện tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và trao giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
Bước 3: Xem xét, giải quyết hồ sơ Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân Quận, Huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân Quận, Huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
Bước 4: Cá nhân hoặc nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình căn cứ vào ngày hẹn trên Giấy biên nhận hồ sơ đến nhận kết quả giải quyết tại Ủy ban nhân dân Quận, Huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện (Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện) sẽ là cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh của hộ kinh doanh.
Pháp luật Việt Nam hiện hành cho phép Các tổ chức, cá nhân được phép thành lập Doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Như vậy, giấy phép kinh doanh cũng như giấy đăng ký kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh không điều kiện thì không có quy định về thời hạn. Còn đối với giấy phép kinh doanh có điều kiện thì sẽ có thời hạn, nhưng thời hạn bao lâu còn phụ thuộc vào mỗi ngành nghề, mỗi loại giấy phép kinh doanh khác nhau. Phần lớn các ngành nghề kinh doanh đều thuộc ngành nghề không yêu cầu điều kiện nhưng một số trường hợp cần làm thủ tục gia hạn giấy phép kinh doanh khi hết thời hạn hoạt động ghi trong điều lệ công ty.
Nơi nộp hồ sơ thành lập hộ kinh doanh:
Theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 2 Thông tư số 92/2015/TT-BTC và Văn bản hợp nhất 33/VBHN-BTC năm 2014 hợp nhất Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 75/2002/NĐ-CP điều chỉnh mức thuế Môn bài do Bộ Tài chính ban hành có hướng dẫn như sau:
"Trường hợp cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất trong năm tính thuế''
Như vậy, quý khách sẽ không phải đóng một loại thuế nào cả.
Theo quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN và Thông tư 43/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành, từ ngày 15/3, các đối tượng không phải là pháp nhân (hộ kinh doanh, hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân) không đủ tư cách chủ thể vay vốn.
Để vay vốn, các hộ kinh doanh phải chuyển đổi thành doanh nghiệp (CN) hoặc chủ hộ phải tự đứng tên vay, bởi theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015, chủ thể tham gia quan hệ dân sự chỉ bao gồm pháp nhân, cá nhân. Do đó, NHNN đã bổ sung quy định về khách hàng vay tại tổ chức tín dụng chỉ là pháp nhân, cá nhân tại Thông tư 39 và Thông tư 43 để phù hợp với Bộ luật này.
NPLaw sẽ cung cấp các dịch vụ sau cho quý khách:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn