Quy định kinh doanh dịch vụ cung cấp thức ăn, đồ uống

Trong bối cảnh xã hội đang phát triển và tiêu dùng ngày càng đa dạng, nhu cầu kinh doanh dịch vụ cung cấp thức ăn và đồ uống tại Việt Nam đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mọi người. Các tiện ích như nhà hàng, quán cà phê, quán ăn nhỏ... đều thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. Trong bài viết dưới đây, NPLaw gửi đến bạn đọc một số quy định về kinh doanh dịch vụ cung cấp thức ăn, đồ uống hiện nay.

Trong những năm gần đây, nhu cầu kinh doanh dịch vụ cung cấp thức ăn và đồ uống tại Việt Nam đã tăng mạnh, phản ánh sự phát triển của ngành dịch vụ và nhu cầu tiêu dùng của người dân. Một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành này là sự thay đổi trong lối sống và thói quen tiêu dùng của người dân. Với cuộc sống năng động, bận rộn ngày nay, nhiều người không có đủ thời gian hoặc kỹ năng để chuẩn bị các bữa ăn tự nấu. Thay vào đó, họ thường lựa chọn tìm kiếm các dịch vụ cung cấp thức ăn sẵn có, thuận tiện và đa dạng để đáp ứng nhu cầu ẩm thực của mình. Do đó, với những xu hướng và tiềm năng trên, việc kinh doanh dịch vụ cung cấp thức ăn và đồ uống tại Việt Nam không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn là một cơ hội để phục vụ và làm hài lòng khách hàng trong một thị trường đầy cạnh tranh và phát triển.

Kinh doanh dịch vụ cung cấp thức ăn và đồ uống là hoạt động kinh doanh nhằm cung cấp các sản phẩm đồ ăn và thức uống cho khách hàng. Đây là một lĩnh vực rộng lớn và đa dạng, bao gồm nhiều loại hình kinh doanh khác nhau như nhà hàng, quán cà phê, quán bar, quán ăn vỉa hè, dịch vụ giao hàng đồ ăn, cung cấp dịch vụ ăn uống trong các sự kiện,...

Thế nào là kinh doanh dịch vụ cung cấp thức ăn, đồ uống2. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống bao gồm những loại hình nào?

Theo khoản 5 Điều 2 Luật an toàn thực phẩm 2010: “Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở chế biến thức ăn bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể”.

Có thể hiểu cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống hiện nay gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể.

Để kinh doanh dịch vụ cung cấp thức ăn, đồ uống, cá nhân, tổ chức cần đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật. Các loại hình kinh doanh hiện nay bao gồm:

  • Hộ kinh doanh;
  • Công ty TNHH;
  • Công ty cổ phần;
  • Công ty hợp danh;
  • Doanh nghiệp tư nhân.

Do đó, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ cung cấp thức ăn, đồ uống không bắt buộc phải thành lập công ty mà có thể thành lập hộ kinh doanh. 

Theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP: “Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này”.

Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

  • Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
  • Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
  • Sơ chế nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
  • Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
  • Nhà hàng trong khách sạn;
  • Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  • Kinh doanh thức ăn đường phố;
  • Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Như vậy, trong mọi trường hợp kinh doanh dịch vụ ăn uống đều phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trừ các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận nêu trên.

Giải đáp một số câu hỏi về kinh doanh dịch vụ cung cấp thức ăn, đồ uống

Theo Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP): “Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm”.

Như vậy, kinh doanh dịch vụ ăn uống nhưng không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì sẽ bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Điều 9 Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng thực phẩm gồm:

Về quyền:

  • Được cung cấp thông tin trung thực về an toàn thực phẩm, hướng dẫn sử dụng, vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, lựa chọn, sử dụng thực phẩm phù hợp; được cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn, cách phòng ngừa khi nhận được thông tin cảnh báo đối với thực phẩm;
  • Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật;
  • Yêu cầu tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
  • Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
  • Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật do sử dụng thực phẩm không an toàn gây ra.

Về nghĩa vụ:

  • Tuân thủ đầy đủ các quy định, hướng dẫn về an toàn thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng thực phẩm;
  • Kịp thời cung cấp thông tin khi phát hiện nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, khai báo ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm với Ủy ban nhân dân nơi gần nhất, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình sử dụng thực phẩm.

3. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm? Thời hạn của Giấy chứng nhận này là bao lâu?

Theo Điều 35 Luật an toàn thực phẩm 2010, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

Về thời hạn: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm theo khoản 1 Điều 37 Luật an toàn thực phẩm 2010.

Trên đây là bài viết của NPLaw phân tích một số quy định về kinh doanh dịch vụ cung cấp thức ăn, đồ uống. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho Quý Khách hàng.

Liên hệ NPLaw để được tư vấn và hướng dẫn theo thông tin sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan