QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, điều này có thể khiến cho môi trường sống bị ô nhiễm bởi những chất thải từ những cơ sở sản xuất, kinh doanh ra môi trường. Để bảo vệ môi trường, nhiều doanh nghiệp phải xin giấy phép môi trường đối với một số hoạt động gây tác hại xấu cho môi trường. Tuy nhiên, có một vấn đề mà tổ chức, cá nhân gặp khó khăn hiện nay đó chính là trường hợp được cấp giấy phép môi trường nhưng tổ chức, cá nhân muốn cấp lại giấy phép môi trường có được hay không? Trường hợp, thủ tục việc xin cấp lại giấy phép môi trường được pháp luật quy định như thế nào? Hãy cùng NPLAW tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

I. Thực trạng cấp lại giấy phép môi trường

Hiện nay, nhiều tổ chức, cá nhân đã được cơ quan nhà nước cấp giấy phép môi trường nhưng trong quá trình thực hiện dự án thì có sự thay đổi về tăng quy mô, công suất, công nghệ sản xuất hoặc thay đổi khác làm tăng tác động xấu đến môi trường so với giấy phép môi trường đã được cấp (trừ trường hợp dự án đầu tư thay đổi thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường) hoặc giấy phép đó đã hết hạn, nên tổ chức, cá nhân muốn thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép môi trường đúng quy định pháp luật.

Thực trạng cấp lại giấy phép môi trường

Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn và vướng mắc liên quan đến thủ tục xin cấp lại giấy phép môi trường. Khiến cho các đơn vị, doanh nghiệp tốn kém về chi phí, tốn thời gian, quyền và nghĩa vụ liên quan của họ và vô tình tạo gánh nặng cho doanh nghiệp khi làm các thủ tục xin cấp lại Giấy phép môi trường.

II. Quy định pháp luật về cấp lại giấy phép môi trường

1. Giấy phép môi trường là gì

Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp nào được cấp lại giấy phép môi trường

Theo quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì giấy phép môi trường được cấp lại trong các trường hợp sau:

- Giấy phép hết hạn;

- Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có một trong các thay đổi về tăng quy mô, công suất, công nghệ sản xuất hoặc thay đổi khác làm tăng tác động xấu đến môi trường so với giấy phép môi trường đã được cấp, trừ trường hợp dự án đầu tư thay đổi thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.

3. Hồ sơ cấp lại giấy phép môi trường

Căn cứ tại khoản 5 Điều 30 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì hồ sơ cấp lại giấy phép môi trường bao gồm các thành phần sau:

- Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép môi trường;

- Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

4. Thủ tục cấp lại giấy phép môi trường

Theo Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2020, Điều 29 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì trình tự, thủ tục cấp lại giấy phép môi trường được thực hiện như sau:

Bước 1: Chủ dự án đầu tư, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường cho cơ quan cấp giấy phép môi trường và thực hiện việc nộp phí thẩm định cấp giấy phép môi trường.

Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra

- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, trừ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; 

Quy định pháp luật về cấp lại giấy phép môi trường

- Tham vấn ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; kiểm tra thực tế thông tin dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; tổ chức việc thẩm định, cấp giấy phép môi trường.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ, kiểm tra và trả kết quả

- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường thành lập hội đồng thẩm định, đoàn kiểm tra.

- Căn cứ kết quả thẩm định của hội đồng thẩm định, tổ thẩm định hoặc kết quả của đoàn kiểm tra, kết quả kiểm tra thực tế:

+ Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường xem xét, cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư, cơ sở trong trường hợp đủ điều kiện cấp giấy phép môi trường 

+ Hoặc có văn bản thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án, cơ sở và nêu rõ lý do trong trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép môi trường.

5. Trách nhiệm của cơ quan cấp lại giấy phép môi trường được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 48 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì trách nhiệm của cơ quan cấp lại giấy phép môi trường bao gồm:

- Tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định, cấp lại giấy phép môi trường theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở; 

- Chịu trách nhiệm về nội dung của giấy phép môi trường; quản lý, lưu giữ hồ sơ, dữ liệu về giấy phép môi trường; 

- Đình chỉ một phần hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, thu hồi giấy phép môi trường.

- Công khai trên cổng thông tin điện tử giấy phép môi trường, trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện nội dung, yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật.

- Tiếp nhận và xử lý kiến nghị về bảo vệ môi trường đối với nội dung quy định trong giấy phép môi trường; hướng dẫn chủ dự án đầu tư vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải và khắc phục ô nhiễm, sự cố môi trường (nếu có) trong quá trình vận hành thử nghiệm.

- Cơ quan cấp giấy phép môi trường vận hành, cập nhật, tích hợp dữ liệu về giấy phép môi trường vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường. Việc báo cáo, chia sẻ thông tin, số liệu, dữ liệu về giấy phép môi trường được thực hiện liên thông, trực tuyến trong hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia.

III. Giải đáp một số câu hỏi về cấp lại giấy phép môi trường

1. Phí thẩm định cấp lại giấy phép môi trường là bao nhiêu?

Theo quy định tại Biểu mức thu phí thẩm định cấp giấy phép môi trường của Thông tư 02/2022/TT-BTC thì thí thẩm định cấp lại giấy phép môi trường tùy vào dự án mà sẽ có mức phí thẩm định khác nhau, cụ thể:

- Đối với các dự án hoặc cơ sở thuộc nhóm I (quy định tại khoản 3 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường 2020) thì phí thẩm định cấp lại giấy phép môi trường là 50 triệu đồng/giấy phép, trừ các dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại hoặc cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại và các dự án nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất hoặc cơ sở nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đã đi vào hoạt động.

- Đối với các dự án hoặc cơ sở thuộc nhóm II (quy định tại khoản 4 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường 2020) hoặc các dự án hoặc cơ sở nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: 45 triệu đồng/giấy phép.

2. Giấy phép môi trường không được cấp lại trong trường hợp nào?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì giấy phép môi trường được cấp lại trong các trường hợp sau đây:

- Giấy phép hết hạn;

- Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có một trong các thay đổi về tăng quy mô, công suất, công nghệ sản xuất hoặc thay đổi khác làm tăng tác động xấu đến môi trường so với giấy phép môi trường đã được cấp, trừ trường hợp dự án đầu tư thay đổi thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.

Như vậy, nếu không thuộc các trường hợp được cấp lại giấy phép môi trường thì giấy phép môi trường sẽ không được cấp lại.

3. Tăng vốn đầu tư có phải làm thủ tục cấp lại giấy phép môi trường không?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường 2020, khoản 4 Điều 30 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì việc tăng vốn đầu tư không thuộc trường hợp phải làm thủ tục cấp lại giấy phép môi trường.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về cấp lại giấy phép môi trường

Mọi vướng mắc chưa rõ cần tư vấn pháp lý về cấp lại giấy phép môi trường hoặc có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khác như: Doanh nghiệp; Sở hữu trí tuệ; Lao động; Tư vấn và hỗ trợ tiến hành thủ tục xin cấp các loại giấy phép con…quý khách vui lòng liên hệ với NPLAW để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời. Với đội ngũ luật sư có trình độ chuyên môn cao và nhiều năm trong nghề thì chúng tôi cam đoan rằng sẽ giải quyết tất cả các thắc mắc của bạn và sẽ hỗ trợ bạn trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý về cấp lại giấy phép môi trường. Xin chân thành cảm ơn!

Thông tin liên hệ với CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Website: nplaw.vn.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan