QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIẤY ĐĂNG KÍ LƯU HÀNH DƯỢC LIỆU

Giấy đăng ký lưu hành dược liệu là công cụ quan trọng để đảm bảo rằng các dược liệu được sản xuất và phân phối trên thị trường đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn. Quá trình đăng ký yêu cầu các nhà sản xuất phải cung cấp đầy đủ thông tin về thành phần, quy trình sản xuất, kiểm nghiệm chất lượng, và kết quả nghiên cứu lâm sàng (nếu có). Điều này giúp ngăn chặn các sản phẩm kém chất lượng hoặc có hại đến sức khỏe người dùng.

Tìm hiểu về giấy đăng ký lưu hành dược liệu

Vậy thực trạng liên quan đến giấy đăng ký lưu hành dược liệu hiện nay như thế nào? Các quy định pháp luật liên quan giấy đăng ký lưu hành dược liệu và những vướng mắc gì cần giải đáp liên quan đến giấy đăng ký lưu hành dược liệu?

I. Tìm hiểu về giấy đăng ký lưu hành dược liệu 

 Giấy đăng ký lưu hành dược liệu là văn bản pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp, cho phép một loại dược liệu cụ thể được lưu hành trên thị trường. Giấy này xác nhận rằng dược liệu đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn và hiệu quả.

II. Quy định pháp​​​​​​​ luật về giấy đăng ký lưu hành dược liệu 

1. Hiểu như thế nào về giấy đăng ký lưu hành dược liệu

Giấy đăng ký lưu hành dược liệu là một loại giấy phép do cơ quan y tế cấp, xác nhận rằng dược liệu đó đã được kiểm tra và đạt tiêu chuẩn quy định để có thể lưu hành hợp pháp trên thị trường. Nó đảm bảo rằng sản phẩm đã được đánh giá về chất lượng, độ an toàn và hiệu quả sử dụng. 

2. Hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy đăng ký lưu hành dược liệu 

  • Hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành dược liệu thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 56 Luật dược, bao gồm:
  • Phần hồ sơ hành chính;
  • Đơn đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành dược liệu theo Mẫu số 03C Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 21/2018/TT-BYT.
  • Các giấy tờ pháp lý trong trường hợp cơ sở đứng tên đăng ký lưu hành dược liệu là cơ sở sản xuất dược liệu.
  • Các giấy tờ pháp lý trong trường hợp cơ sở đứng tên đăng ký lưu hành dược liệu không phải là cơ sở sản xuất dược liệu.
  • Giấy ủy quyền theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư số 21/2018/TT-BYT này trong trường hợp được ủy quyền.
  • Bản Tóm tắt về sản phẩm theo Mẫu số 06C Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 21/2018/TT-BYT.
  • Mẫu nhãn dược liệu: Nội dung nhãn thực hiện theo quy định của Bộ Y tế về ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.
  • Tờ hướng dẫn sử dụng dược liệu thực hiện theo quy định của Bộ Y tế về ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.
  • Các tài liệu khác (nếu có).
  • Phần hồ sơ kỹ thuật;
  • Tài liệu về quy trình sơ chế dược liệu
  • Tài liệu về tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm
  • Mẫu nhãn thực tế của dược liệu lưu hành tại nước sở tại hoặc nước tham chiếu đối với dược liệu nhập khẩu.
  • Căn cứ Khoản 26 Điều 1 thông tư 39/2021/TT-BYT, thủ tục xin cấp giấy đăng ký lưu hành dược liệu bao gồm:
  • Chuẩn bị hồ sơ: Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu trên.
  • Nộp hồ sơ: tại Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền - Bộ Y tế (cơ quan tiếp nhận hồ sơ) theo hình thức nộp trực tiếp, qua bưu điện hoặc nộp trực tuyến trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Y tế.
  • Thẩm định hồ sơ:  Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản đồng ý hoặc không đồng ý cấp giấy đăng ký lưu hành dược liệu, cụ thể như sau:
  • Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận chuyển hồ sơ đến chuyên gia thẩm định;
  • Trong vòng 60 ngày kể từ ngày các chuyên gia thẩm định xem xét, cho ý kiến, cơ quan tiếp nhận chuyển Văn phòng Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc các hồ sơ đăng ký đề nghị cấp, không cấp hoặc đề xuất xin ý kiến thẩm định, tư vấn để trình Hội đồng tư vấn;
  • Trong vòng 15 ngày kể từ ngày Hội đồng tư vấn cho ý kiến, Bộ trưởng Bộ Y tế ủy quyền Cục trưởng Cục Quản lý Y, dược cổ truyền cấp, không cấp giấy đăng ký lưu hành dược liệu hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung theo đề nghị của Hội đồng tư vấn.
  • Cấp giấy đăng ký lưu hành: Nếu hồ sơ và kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, cơ quan quản lý sẽ cấp giấy đăng ký lưu hành dược liệu cho doanh nghiệp. Giấy đăng ký lưu hành có thời hạn thường là 5 năm.
  • Thông báo và công bố: Thông tin về dược liệu đã được cấp giấy đăng ký lưu hành sẽ được công bố trên cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý.

III. Một số thắc mắ c về giấy đăng ký lưu hành dược liệu 

1. Người nộp đơn​​​​​​​ xin cấp giấy đăng ký lưu hành dược liệu có được phép yêu cầu giữ bí mật dữ liệu thử nghiệm không? 

Dựa vào quy định tại Điều 128 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi bởi khoản 49 Điều 1 của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022, có nội dung liên quan đến nghĩa vụ bảo mật dữ liệu thử nghiệm như sau:

Người nộp đơn​​​​​​​ xin cấp giấy đăng ký lưu hành dược liệu có được phép yêu cầu giữ bí mật dữ liệu thử nghiệm không? 

Khi pháp luật yêu cầu người nộp đơn xin cấp phép lưu hành dược phẩm cung cấp kết quả thử nghiệm hoặc bất kỳ thông tin nào khác mà là bí mật kinh doanh, được tạo ra từ đầu tư công sức lớn, và người nộp đơn yêu cầu giữ bí mật thông tin này, thì cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm rằng thông tin đó không được sử dụng cho mục đích thương mại không chính đáng hoặc bị tiết lộ, trừ khi việc tiết lộ thông tin đó là cần thiết để bảo vệ an toàn công cộng.

2. Thời hạn của giấy đăng ký lưu hành dược liệu 

Căn cứ vào khoản 1 Điều 8 Thông tư số 08/2022/TT-BYT thì thời hạn của giấy lưu hành dược liệu là 5 năm

3. Dược liệu đượ c xem xét rút ngắn thời gian cấp giấy đăng ký lưu hành dược liệu trong trường hợp nào?

Các trường hợp ưu tiên xem xét rút ngắn thời gian cấp giấy đăng ký lưu hành dược liệu được quy định tại Khoản 1 Điều 32 Thông tư 21/2018/TT-BYT bổ sung bởi Khoản 31 Điều 1 Thông tư 39/2021/TT-BYT quy định về đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, dược liệu do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, có hiệu lực ngày 28/10/2018. 

Theo đó dược liệu được ưu tiên xem xét cấp nhanh giấy đăng ký lưu hành dược liệu trước thời hạn quy định tại Điều 29 Thông tư này trên cơ sở đề nghị của cơ sở đăng ký dược liệu nêu trong Đơn đăng ký quy định theo Mẫu số 03C Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này đối với các trường hợp sau đây:

+  Dược liệu được nuôi trồng, khai thác trong nước theo tiêu chuẩn Thực hành tốt nuôi trồng, thu hái, khai thác dược liệu theo nguyên tắc, tiêu chuẩn GACP;

+  Dược liệu mới được di thực về Việt Nam nuôi trồng dựa trên các nghiên cứu khoa học công nghệ chứng minh năng suất, chất lượng trong thời hạn không quá 12 tháng kể từ ngày có kết quả nghiệm thu của nghiên cứu khoa học.

+ Dược liệu dùng để sản xuất thuốc đáp ứng nhu cầu cấp bách cho quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, nhu cầu điều trị đặc biệt.

4. Quảng cáo thuốc chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành hoặc giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực bị xử phạt như thế nào? 

Căn cứ điểm e khoản 4 Điều 50 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định quảng cáo thuốc chưa được cấp giấy đăng kí lưu hành có thể bị xử phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Tuy nhiên đây chỉ là mức phạt đối với cá nhân; còn đối với tổ chức sẽ phạt gấp đôi theo Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP. Đồng thời yêu cầu tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo.

IV. Dịch vụ tư vấn​​​​​​​ pháp lý liên quan giấy đăng ký lưu hành dược liệu

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan đến giấy đăng ký lưu hành dược liệu gồm:

  • Tư vấn về quy trình xin giấy đăng ký lưu hành dược liệu
  • Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ pháp lý
  • Tư vấn về các vấn đề liên quan đến bản quyền và sở hữu trí tuệ
  • Đại diện giải quyết tranh chấp, nếu có

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc có liên quan đến giấy đăng ký lưu hành dược liệu NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan