Giấy phép kinh doanh rượu là một trong những giấy phép quan trọng và cần thiết cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu rượu tại Việt Nam.
Doanh nghiệp, hộ kinh doanh cần xin cấp giấy phép bán rượu ngoại để được phép kinh doanh mặt hàng này hợp pháp. Việc xin cấp giấy phép là cần thiết để đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, và đảm bảo an ninh trật tự và sức khỏe cộng đồng.
Nhu cầu này xuất phát từ tính chất đặc thù của ngành kinh doanh rượu ngoại. Rượu ngoại là mặt hàng nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng và an ninh trật tự. Do đó, Nhà nước cần quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh mặt hàng này.
Giấy phép bán rượu ngoại là một loại giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép cho phép doanh nghiệp, hộ kinh doanh được phép kinh doanh bán lẻ rượu ngoại trên địa bàn Việt Nam.
Căn cứ Điều 30 Nghị định 105/2017/NĐ-CP và Khoản 22 Điều 16 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP về điều kiện nhập khẩu rượu như sau:
Căn cứ theo Điều 23 Nghị định 105/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 17 Nghị định 17/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu, như sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.
- Bản sao hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán lẻ.
- Bản sao văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.
Trình tự thực hiện;
- Bản sao hợp đồng nguyên tắc, thư xác nhận hoặc bản cam kết tham gia hệ thống bán buôn rượu kèm bản sao Giấy phép bán lẻ rượu của thương nhân dự kiến tham gia hệ thống bán buôn rượu;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp để kinh doanh rượu.
Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép phân phối rượu được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP như sau:
- Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép (Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện);
- Đối với cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, Giấy phép phân phối rượu và Giấy phép bán buôn rượu:
+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
+ Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày, làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 105/2017/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP) có quy định như sau:
Kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và thương nhân bán buôn rượu trên 5,5 độ phải có giấy phép. Với trường hợp bán buôn rượu dưới 5,5 độ không bắt buộc phải có giấy phép.
Đồng thời trong quá trình bán buôn rượu thương nhân phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, phòng cháy và chữa cháy.
Theo điểm c khoản 1 Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 17/2020/NĐ-CP Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép bán lẻ rượu là Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn
Thời gian giải quyết thủ tục cấp giấy phép bán lẻ rượu là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ (theo điểm c khoản 2 Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP , sửa đổi bởi Nghị định 17/2020/NĐ-CP).
Theo khoản 1 Điều 33 nghị định 105/2017/NĐ-CP Về sản xuất, kinh doanh rượu, Giấy phép bị thu hồi trong các trường hợp:
Theo Điều 4 Nghị định 105/2017/NĐ-CP, kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Trong đó, thương nhân bán lẻ rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên phải có giấy phép, thương nhân kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ phải đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện.
Nếu vi phạm sẽ bị phạt hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP như sau:
- Phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng nếu bán lẻ rượu mà không có giấy phép kinh doanh.
- Phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng đối với hành vi bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ hoặc kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ mà không đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện.
Ngoài ra, trong quá trình bán lẻ rượu, thương nhân phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy.
Trên đây là những thông tin xoay quanh đề tài giấy phép bán rượu ngoại. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về giấy phép bán rượu ngoại, Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn