Giấy phép ủy quyền bán hàng chính hãng là văn bản pháp lý nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm được phân phối là chính hãng, đúng chất lượng và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Ngoài ra, nó cũng giúp mở rộng thị trường, tăng doanh số bán hàng và bảo vệ thương hiệu của nhà sản xuất hoặc nhà phân phối. Việc có giấy phép ủy quyền bán hàng chính hãng giúp tạo niềm tin và uy tín cho bên được ủy quyền, đồng thời giảm thiểu rủi ro pháp lý khi xảy ra tranh chấp.
Vậy thực trạng liên quan đến giấy phép ủy quyền bán hàng chính hãng hiện nay như thế nào? Các quy định pháp luật liên quan đến giấy phép ủy quyền bán hàng chính hãng và những vướng mắc gì cần giải đáp liên quan đến giấy phép ủy quyền bán hàng chính hãng?
Giấy phép ủy quyền bán hàng chính hãng là văn bản pháp lý do nhà sản xuất hoặc nhà phân phối cấp cho một tổ chức hoặc cá nhân khác, cho phép họ bán sản phẩm dưới tên thương hiệu của nhà sản xuất hoặc nhà phân phối đó. Giấy phép này giúp bảo đảm rằng sản phẩm được bán ra là chính hãng và đúng chất lượng đã cam kết.
Theo Bộ Luật Dân sự 2015 thì Giấy phép ủy quyền bán hàng chính hãng là một loại hợp đồng ủy quyền, trong đó nhà sản xuất hoặc nhà phân phối chính thức ủy quyền cho một cá nhân hoặc tổ chức khác quyền bán sản phẩm của mình. Giấy phép này bao gồm các điều khoản và điều kiện về phạm vi ủy quyền, thời hạn ủy quyền, và các quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan.
Giấy phép ủy quyền bán hàng chính hãng thường được sử dụng trong các trường hợp sau:
Tại điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về các trường hợp chứng thực chữ ký có đề cập đến giấy ủy quyền như sau: “Chứng thực chữ ký trong giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.”
Như vậy, giấy phép ủy quyền bán hàng chính hãng không bắt buộc phải công chứng, trừ khi các bên tham gia thỏa thuận yêu cầu công chứng để tăng tính pháp lý và đảm bảo quyền lợi của mình. Tuy nhiên, việc công chứng giấy phép có thể làm tăng độ tin cậy và dễ dàng hơn trong việc xử lý tranh chấp nếu có.
Căn cứ theo Điều 563 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hạn ủy quyền trong đó: Thời hạn ủy quyền của giấy phép ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Căn cứ theo Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 thì Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên. Do đó, nếu bên ủy quyền không còn tồn tại (ví dụ: bị giải thể, phá sản), giấy phép ủy quyền bán hàng chính hãng thường sẽ không còn hiệu lực. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền có thể được chuyển giao cho bên kế thừa hợp pháp của họ.
Căn cứ theo Điều 565 Bộ luật Dân sự 2015 thì Nếu bên được ủy quyền bán hàng chính hãng bán thêm hàng giả, hàng kém chất lượng, bên ủy quyền (nhà sản xuất hoặc nhà phân phối chính hãng) có quyền kiện để bảo vệ thương hiệu và quyền lợi của mình. Hành vi này không chỉ vi phạm hợp đồng ủy quyền mà còn vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Căn cứ Điều 563 Bộ luật Dân sự thì thời hạn giấy ủy quyền chính là thời hạn ủy quyền được xác định theo thỏa thuận của các bên. Cho nên, có thể nói, giấy ủy quyền theo quy định này là vô thời hạn vì không có thời hạn cụ thể mà sẽ được các bên thỏa thuận.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan đến thực hiện giấy phép ủy quyền bán hàng chính hãng:
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc có liên quan đến giấy phép ủy quyền bán hàng chính hãng NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
Thông tin liên hệ với CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
Website: nplaw.vn