Hiện nay, các quy định pháp luật về khai thác muối đang tập trung vào việc đẩy mạnh hiện đại hoá ngành sản xuất muối, ứng dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất và chất lượng muối.
Vậy, thế nào là khai thác muối, quy định pháp luật về khai thác muối hiện nay thế nào? Có những vướng mắc gì liên quan đến khai thác muối
Để giải đáp vướng mắc này, NPLaw xin gửi tới Quý độc giả thông tin dưới bài viết sau:
Dù nước ta có nhiều tiềm năng phát triển ngành muối nhờ đường bờ biển dài, sản xuất muối chủ yếu là thủ công và phân tán theo các hộ gia đình dẫn tới năngsuất và chất lượng sản phẩm thấp. Khiến cho nhiều doanh nghiệp phải nhập khẩu muối công nghệ vì nguồn cung trong nước không đáp ứng được nhu cầu.
Chính phủ đã ban hành nhiều quy định pháp lý để hỗ trợ phát triển muối gồm: Đề án Phát triển ngành muối giai đoạn 2021-2023. Thực tế, việc thực thi các quy định vẫn còn hạn chế. Chưa đủ tiềm lực để đẩy mạnh áp dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất và chất lượng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
Theo Điều 46 Luật Tài nguyên nước 2023, khai thác muối là hoạt động được cho phép thực hiện. Nhưng phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan về quản lý, khai thác tài nguyên nước để không làm ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên nước, đặc biệt là nước ngầm và nước biển. Các hoạt động khai thác muối có nguy cơ ảnh hưởng đến nguồn nước theo pháp luật quy định yêu cầu phải có giấy phép hoạt động. Tổ chức và cá nhân tham gia khai thác muối cũng cần tuân thủ các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường và sử dụng nước hiệu quả để đảm bảo phát triển bền vững.
Theo Điều 8 Nghị định số 40/2017/NĐ-CP các trường hợp cấm trong quản lý sản xuất, chế biến, kinh doanh muối:
- Cấm hoạt động không hợp pháp: Tổ chức, cá nhân phải tổ chức sản xuất, chế biến, kinh doanh muối theo quy định của Luật doanh nghiệp và các quy định pháp luật liên quan. Những hoạt động không tuân thủ quy định pháp luật là bị cấm.
- Cấm gây ô nhiễm: Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh muối không được phép gây ô nhiễm sản phẩm hoặc nhiễm mặn cho môi trường vùng lân cận. Hệ thống thiết bị và công trình phải đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường và có biện pháp tiêu, thoát nước hợp lý.
- Cấm sản xuất gần khu vực ô nhiễm: Các cơ sở không được đặt ở những khu vực ô nhiễm môi trường đã được công bố hoặc gần các khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện.
- Cấm sử dụng nước không đạt tiêu chuẩn: Nước dùng để rửa, sơ chế, chế biến muối phải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.
- Cấm sản xuất không đạt tiêu chuẩn: Sản phẩm muối phải được công bố hợp chuẩn, hợp quy và đảm bảo chất lượng khi đưa ra thị trường theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Bao bì và nhãn hàng hóa cũng phải tuân thủ quy định pháp luật, ngoại trừ muối công nghiệp.
- Cấm quảng cáo sai sự thật: Quảng cáo muối và muối tăng cường vi chất i-ốt phải thực hiện theo quy định của Luật quảng cáo và các văn bản hướng dẫn, không được phép quảng cáo sai sự thật hoặc gây hiểu lầm.
- Cấm vi phạm quy định an toàn lao động: Cơ sở sản xuất và người lao động phải tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao động trong suốt quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ muối.
Những quy định này nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đảm bảo chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường trong ngành sản xuất và kinh doanh muối.
Việc khai thác muối phải tuân thủ các điều kiện cơ bản sau để bảo vệ tài nguyên nước và môi trường:
+Giấy phép khai thác: Tổ chức hoặc cá nhân phải có giấy phép khai thác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Giấy phép xác định các quy định về khối lượng khai thác, khu vực và thời gian
+Bảo vệ môi trường: Bao gồm các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước, xử lý chất thải và bảo vệ hệ sinh thái
+Đánh giá tác động môi trường: Thực hiện đánh giá để đảm bảo hoạt động khai thác không gây hại đến môi trường xung quanh
+Quản lý tài nguyên nước: Phải tuân thủ quy hoạch và kế hoạch quản lý tài nguyên nước
+Báo cáo định kỳ về hoạt động khai thác muối
Tùy thuộc vào từng khu vực, loại hình khai thác khác sẽ có những yêu cầu cụ thể khác.
- Đơn xin cấp giấy phép khai thác muối
- Bản sao giấy tờ pháp lý liên quan
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất
- Phương án khai thác muối
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu cần)
- Tài liệu chứng minh năng lực khai thác
- Bản đồ và hồ sơ kỹ thuật
- Các giấy tờ liên quan khác
Lưu ý: Quy trình và yêu cầu có thể khác biệt tùy theo đặc thù của từng địa phương và các quy định cụ thể của cơ quan cấp phép.
Việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi khai thác khoáng sản mà không có Giấy phép khai thác khoáng sản đã được quy định cụ thể tại Điều 47 Nghị định 36/2020/NĐ-CP
Mức xử phạt: Tùy thuộc vào mức độ và quy mô vi phạm, có thể bị phạt tiền từ vài triệu đồng đến hàng chục triệu đồng. Ngoài phạt tiền, có thể bị tịch thu tang vật, thiết bị khai thác trái phép.
- Tịch thu tài sản
- Buộc khôi phục hiện trạng môi trường
- Truy cứu trách nhiệm hình sự
Theo Nghị định số 27/2023/NĐ-CP quy định về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, việc khai thác muối cũng phải chịu phí bảo vệ môi trường. Đây là một phần của hệ thống quy định nhằm đảm bảo rằng các hoạt động khai thác tài nguyên có trách nhiệm đối với tác động môi trường của chúng.
Để khai thác muối và xuất khẩu sản phẩm này, bạn cần chuẩn bị một loạt các hồ sơ và giấy tờ quan trọng. Dưới đây là các bước cơ bản và hồ sơ cần thiết:
- Hồ sơ hải quan:
Tờ khai hải quan: Để thực hiện thủ tục xuất khẩu tại cảng, bạn cần kê khai hàng hóa với cơ quan hải quan.
Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O): Để chứng minh nguồn gốc hàng hóa và đảm bảo hàng hóa đủ điều kiện xuất khẩu theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
- Giấy phép kinh doanh:
Để tiến hành thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu và kinh doanh thực phẩm là muối, doanh nghiệp phải tiến hành xin giấy phép đăng ký kinh doanh.
- Giấy chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm:
Đối với hàng hóa xuất khẩu là thực phẩm thì cần đáp ứng những yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Công bố chất lượng sản phẩm:
Trước khi thực hiện thủ tục xuất khẩu muối, doanh nghiệp phải tiến hành Công bố chất lượng sản phẩm. Đây là thủ tục quan trọng nhằm đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng sản phẩm theo nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Nếu quý khách cần một đơn vị hỗ trợ pháp lý việc tư vấn, thực hiện các dịch vụ liên quan đến khai thác muối. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ. Ngoài việc tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến yêu cầu của khách hàng. Chúng tôi còn trực tiếp soạn thảo hồ sơ, đại diện cho khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước cho đến khi nhận được kết quả cuối cùng.
Với đội ngũ chuyên viên tư vấn, luật sư có nhiều năm kinh nghiệm sẽ mang đến cho quý khách hàng trải nghiệm tốt nhất
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về “khai thác muối” mà NPLAW gửi quý độc giả. Nếu có bất kỳ vướng mắc liên quan cần giải đáp thêm xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn