QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ

Kinh doanh thức ăn đường phố được quy định như nào? Điều kiện để kinh doanh thức ăn đường phố? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu. 

I. Thực trạng kinh doanh thức ăn đường phố

Thức ăn đường phố là một nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam, được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon, giá cả phải chăng và sự tiện lợi. Tuy nhiên, thực trạng kinh doanh thức ăn đường phố hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Thực trạng kinh doanh thức ăn đường phố

II. Quy định pháp luật về kinh doanh thức ăn đường phố

1. Kinh doanh thức ăn đường phố là gì?

Kinh doanh thức ăn đường phố là hoạt động kinh doanh thực phẩm được thực hiện thông qua hình thức bán rong, bày bán trên đường phố, nơi công cộng hoặc những nơi tương tự.

Thức ăn đường phố là những thực phẩm được chế biến dùng để ăn, uống ngay, trong thực tế được thực hiện thông qua hình thức bán rong, bày bán trên đường phố, nơi công cộng hoặc những nơi tương tự.

2. Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 31 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi bày bán thức ăn đường phố như sau:

- Phải cách biệt nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm.

- Phải được bày bán trên bàn, giá, kệ, phương tiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, mỹ quan đường phố.

Đồng thời, theo Điều 32 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu, dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm và người kinh doanh thức ăn đường phố như sau:

- Nguyên liệu để chế biến thức ăn đường phố phải bảo đảm an toàn thực phẩm, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

- Dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm phải bảo đảm an toàn vệ sinh.

- Bao gói và các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không được gây ô nhiễm và thôi nhiễm vào thực phẩm.

- Có dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, côn trùng và động vật gây hại.

- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.

- Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

 Kinh doanh thức ăn đường phố có phải xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

3. Kinh doanh thức ăn đường phố có phải xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

- Sơ chế nhỏ lẻ;

- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

- Nhà hàng trong khách sạn;

- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

- Kinh doanh thức ăn đường phố;

- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên, đối với cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố thì không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Do đó, không cần phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

III. Giải đáp một số câu hỏi về kinh doanh thức ăn đường phố

1. Khi kinh doanh thức ăn đường phố thì Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực bao lâu?

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 37, Luật An toàn thực phẩm 2010 thì thời hạn của giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là 3 năm (kể từ ngày cấp). 

2. Cơ quan quản lý việc kinh doanh thức ăn đường phố

Theo Điều 33 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về việc quản lý kinh doanh thức ăn đường phố như sau:

- Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố.

-  Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn

. Kinh doanh thức ăn đường phố gây đau bụng có phải chịu trách nhiệm gì không

3. Kinh doanh thức ăn đường phố gây đau bụng có phải chịu trách nhiệm gì không?

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng nguyên liệu để sản xuất, chế biến, cung cấp thực phẩm như sau: 

- Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng nguyên liệu đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng đối với nguyên liệu thuộc diện bắt buộc phải ghi thời hạn sử dụng;

b) Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ;

c) Sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà không được kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật.

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà có chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc không phù hợp quy định pháp luật hoặc đã kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật nhưng không đạt yêu cầu.

- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá dưới 10.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng nguyên liệu là sản phẩm từ động vật, thực vật, chất, hóa chất không thuộc loại dùng làm thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm;

b) Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, nếu việc kinh doanh thức ăn đường phố gây đau bụng cho người tiêu dùng, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, thì sẽ tuỳ vào tính chất mức độ để xử phạt.

4. Nhân viên không sử dụng găng tay khi tiếp xúc với thực phẩm chín trong kinh doanh thức ăn đường phố sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP:

Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố

- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

c) Không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.

Như vậy, nhân viên không sử dụng găng tay khi tiếp xúc với thực phẩm chín trong kinh doanh thức ăn đường phố sẽ bị phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Lưu ý mức phạt tiền này là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, còn nếu là tổ chức thực hiện hành vi vi phạm đó thì mức phạt tiền sẽ gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 124/2021/NĐ-CP).

5. Kinh doanh thức ăn đường phố nhưng không thực hiện che đậy thức ăn để cho ruồi bu đậu thì sẽ bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 16 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố cụ thể như sau:

-  Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

b) Thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập;

Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu người kinh doanh thức ăn đường phố mà không thực hiện che đậy thức ăn để ngăn chặn bụi bẩn, có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập thì người kinh doanh có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, đối với tổ chức thì mức phạt tiền sẽ từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Trên đây là những thông tin xoay quanh đề tài kinh doanh thức ăn đường phố. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về kinh doanh thức ăn đường phố, Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan