QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU

Hiện nay, nhiều người quan tâm về tình trạng nhập khẩu phế liệu. Vậy quy định pháp luật về nhập khẩu phế liệu như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu. 

I. Thực trạng nhập khẩu phế liệu hiện nay

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2022, Việt Nam nhập khẩu hơn 10,5 triệu tấn phế liệu, trị giá hơn 3,5 tỷ USD. Trong đó, phế liệu sắt thép chiếm khoảng 70%, phế liệu nhựa chiếm khoảng 15%, phế liệu giấy chiếm khoảng 10%, còn lại là các loại phế liệu khác như nhôm, đồng, inox,...

Thực trạng nhập khẩu phế liệu hiện nay

II. Quy định pháp luật về nhập khẩu phế liệu

1. Nhập khẩu phế liệu có phải xin phép không

Căn cứ điểm d Khoản 2 Điều 71 Luật Bảo vệ môi trường 2020 tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở sản xuất của mình và phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:

d) Có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Như vậy, theo quy định như trên, để nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, công ty của bạn phải có giấy phép môi trường và đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định như trên.

2. Cần có giấy phép gì khi tiến hành nhập khẩu phế liệu

Căn cứ điểm b Khoản 2 Điều 71 Luật Bảo vệ môi trường 2020 tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở sản xuất của mình và phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:

b) Có giấy phép môi trường;

Như vậy, theo quy định như trên, để nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, công ty của bạn phải có giấy phép môi trường và đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định như trên.

3. Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu

Căn cứ Quyết định 13/2023/QĐ-TTg thì Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất gồm 5 nhóm phế liệu sau đây:

- Nhóm 1: Phế liệu sắt, thép, gang.

- Nhóm 2: Phế liệu và mẩu vụn của nhựa (plastic).

- Nhóm 3: Phế liệu giấy.

- Nhóm 4: Phế liệu thủy tinh.

- Nhóm 5: Phế liệu kim loại màu.

Tổ chức, cá nhân trực tiếp nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất chỉ được nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở của mình theo đúng công suất thiết kế để sản xuất ra các sản phẩm, hàng hóa.

Kể từ ngày 01/6/2023, việc nhập khẩu xỉ hạt nhỏ (xỉ cát) từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép (có mã HS 2618 00 00) làm nguyên liệu sản xuất xi măng được thực hiện theo quy định của pháp luật sản phẩm, hàng hóa về vật liệu xây dựng.

Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu

III. Một số thắc mắc về nhập khẩu phế liệu

1. Giấy phép nhập khẩu phế liệu là bắt buộc trước khi tiến hành nhập khẩu phế liệu

Căn cứ Khoản 2 Điều 71 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định thì giấy phép nhập khẩu phế liệu là bắt buộc trước khi tiến hành nhập khẩu phế liệu. 

2. Bất kì ai cũng được quyền nhập khẩu phế liệu đúng không?

Không phải bất kì ai cũng được quyền nhập khẩu phế liệu. Theo Điều 71 Luật Bảo vệ môi trường 2020, chỉ các tổ chức, cá nhân có giấy phép nhập khẩu phế liệu mới được phép nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài.

3. Tổ chức sử dụng phế liệu nhập khẩu không đúng quy định thì có bị xử phạt bằng hình thức đình chỉ hoạt động không?

Căn cứ điểm đ khoản 1, điểm a, điểm d khoản 7, khoản 8 Điều 35 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài như sau:

- Hành vi vi phạm trong trường hợp nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất bị xử phạt như sau:

đ) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 230.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phế liệu nhập khẩu không đúng quy định;

Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

2. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. 

Theo quy định trên, tổ chức sử dụng phế liệu nhập khẩu không đúng quy định có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 460.000.000 đồng và bị đình chỉ hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất từ 03 tháng đến 06 tháng.

4. Có quyền nhập khẩu phế liệu để làm nguyên liệu sản xuất không?

Căn cứ Điều 71 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định:

- Phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

- Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở sản xuất của mình và phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:

a) Có cơ sở sản xuất với công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng, kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; có phương án xử lý tạp chất đi kèm phù hợp với phế liệu nhập khẩu;

b) Có giấy phép môi trường;

c) Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 137 của Luật này trước thời điểm phế liệu được dỡ xuống cảng đối với trường hợp nhập khẩu qua cửa khẩu đường biển hoặc trước thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam đối với các trường hợp khác;

d) Có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Theo Điều 5 và Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP thì phế liệu, phế thải là một trong những đối tượng hàng hóa cấm nhập khẩu.

Tuy nhiên, nếu tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở sản xuất của mình thì vẫn được phép nhưng phải tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường như quy định trên.

5. Trường hợp cá nhân nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài về thì có được đi thuê gia công không?

Theo Điều 45 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì yêu cầu về bảo vệ môi trường và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu sản xuất được quy định như sau:

Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cho dự án đầu tư, cơ sở sản xuất của mình và phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại khoản 2 Điều 71 Luật Bảo vệ môi trường.

Như vậy, pháp luật không cấm việc tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu thuê gia công. Tuy nhiên, pháp luật quy định tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cho dự án đầu tư, cơ sở sản xuất của mình. 

Nhập khẩu phế liệu vượt quá khối lượng cho phép trong giấy phép môi trường thì tổ chức có bị buộc tiêu hủy số phế liệu này không?

6. Nhập khẩu phế liệu vượt quá khối lượng cho phép trong giấy phép môi trường thì tổ chức có bị buộc tiêu hủy số phế liệu này không?

Căn cứ điểm d khoản 1, điểm d khoản 7, khoản 8 Điều 35 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài như sau:

- Hành vi vi phạm trong trường hợp nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất bị xử phạt như sau:

d) Phạt tiền từ 170.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu phế liệu vượt quá khối lượng cho phép trong giấy phép môi trường;

- Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất từ 06 tháng đến 09 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Đình chỉ hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất từ 09 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này;

d) Tịch thu sản phẩm có giá trị sau khi tiêu hủy đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm d, đ và e khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này khi bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy phế liệu nhập khẩu.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy trong trường hợp không thể tái xuất đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm d, đ và e khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này;

b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về nhập khẩu phế liệu vi phạm quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này;

c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này gây ra.

Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt

- Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Theo quy định trên, tổ chức nhập khẩu phế liệu vượt quá khối lượng cho phép trong giấy phép môi trường có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 340.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, tổ chức vi phạm còn bị buộc tái xuất hoặc tiêu hủy trong trường hợp không thể tái xuất đối với các hành vi vi phạm. Và bị tịch thu sản phẩm có giá trị sau khi tiêu hủy.

Tổ chức vi phạm còn bị buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về nhập khẩu phế liệu vi phạm quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành.

Và bị buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Trên đây là những thông tin xoay quanh đề tài nhập khẩu phế liệu. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về nhập khẩu phế liệu, Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan