Hiện nay, việc chuyển nhượng vốn theo quy định pháp luật như thế nào? Thực trạng về quyền tự do chuyển nhượng vốn hiện? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết trên.
Xét ở góc độ kinh tế, việc chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty là hoạt động mua bán, đầu tư kiếm lời. Còn dưới góc độ pháp lý, việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên công ty là một loại giao dịch dân sự, được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật chuyên ngành và các quy định chung khác. Tuy nhiên, pháp luật Doanh nghiệp Việt Nam hiện hành còn chưa quy định rõ bản chất của "thế nào là vốn góp", "phần vốn góp", "hành vi chuyển nhượng vốn góp", cũng như việc quản lý của nhà nước về việc chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty là điều hết sức cần thiết.
Quyền tự do chuyển nhượng vốn được quy định như sau:
Vốn góp được xác định là một phần quan trọng trong quá trình thành lập và hoạt động của doanh nghiệp. Để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn thì một chủ thể cần sở hữu một phần vốn điều lệ của công ty. Khi trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn thì chủ thể đó rất nhiều quyền và nghĩa vụ được pháp luật và điều lệ công ty quy định. Một trong số đó là quyền chuyển nhượng phần vốn góp của các thành viên/ chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn. Chuyển nhượng vốn trong công ty TNHH được hiểu là thành viên hoặc chủ sở hữu chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp của mình cho thành viên hay cá nhân, tổ chức khác không phải là thành viên của công ty. Chuyển nhượng có thể có các hình thức như: bán, tặng cho, để lại thừa kế…
2. Nguyên tắc chuyển nhượng vốn
Về nguyên tắc thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn thành viên cần phải tiến hành thủ tục chặt chẽ như sau:
- Phải chào bán cho các thành viên khác của công ty trong cùng điều kiện và theo tỷ lệ phần vốn góp
- Nếu kể từ ngày chào bán 30 ngày mà không có ai mua hoặc không mua hết thì thành viên có thể chuyển nhượng cho cá nhân, tổ chức không phải là thành viên.
Nếu so sánh với sự chuyển nhượng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn với công ty cổ phần thì ta thấy trong công ty trách nhiệm hữu hạn hạn chế chuyển nhượng vốn cho người không phải là thành viên. Còn trong công ty cổ phần thì tính chất chuyển nhượng cổ phần mang tính tự do linh hoạt hơn.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên mang tính “đóng”. Quy định này bảo đảm tính cân bằng về lợi ích, về nguyên tắc, phần vốn góp đó phải được chào bán theo tỷ lệ tương ứng cho những thành viên còn lại.
Chuyển nhượng có thể có các hình thức như: bán, tặng cho, để lại thừa kế để lựa chọn chuyển nhượng vốn
Quy định pháp luật về quyền tự do chuyển nhượng vốn như sau:
Theo quy định này ngoài trường hợp hạn chế chuyển nhượng cổ phần đối với các cổ đông sáng lập, thì nếu trong điều lệ của công ty cổ phần có những quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần thì phải tuân theo những quy định về hạn chế chuyển nhượng cổ phần đó. Việc quy định này là hoàn toàn hợp lý, pháp luật luôn tôn trọng sự thỏa thuận của các chủ thể khi thành lập, và việc chuyển nhượng cổ phần.
Bên cạnh việc hạn chế chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập, thì pháp luật còn quy định như sau: “Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế.” (Khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp năm 2020)
Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông, số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định. Các cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có quyền biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết theo quy định trong Điều lệ công ty. Do đó, pháp luật quy định cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác nhằm nâng cao trách nhiệm đối với công ty của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết và không làm xáo trộn vị trí quản lý của công ty.
Các giấy tờ, thủ tục liên quan đến chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH hai thành viên trở lên bao gồm:
- Giấy thông báo thay đổi Thành viên góp vốn của công ty
- Quyết định bằng văn bản và bản sao
- Biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc chuyển nhượng vốn góp.
- Hợp đồng chuyển nhượng, xác nhận đã hoàn tất việc chuyển nhượng.
- Các giấy tờ của bên nhận chuyển nhượng: Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập: Nếu thành viên nhận chuyển nhượng là tổ chức.
- Trong trường hợp người chuyển nhượng không trực tiếp đến làm thủ tục chuyển nhượng thì cần có bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của Người đại diện theo ủy quyền.
1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người không phải là thành viên công ty không?
Thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình theo tỷ lệ tương ứng cho các thành viên khác trong công ty. Sau khi chuyển nhượng thì thành viên chuyển nhượng vẫn có quyền và nghĩa vụ đối với công ty tương ứng với phần vốn góp có liên quan cho đến khi thông tin về người mua lại phần vốn góp này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên. Khi tiến hành chuyển nhượng phần vốn góp thì các bên tiến hành lập hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp.
2. Khi nào thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn được chuyển nhượng vốn?
Trong vòng 30 ngày kể từ chào bán nhưng không có ai mua hoặc không mua hết thì thành viên có thể chuyển nhượng cho cá nhân, tổ chức không phải là thành viên.
3. Trường hợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ có được không?
Khi thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ thì người nhận thanh toán có quyền sử dụng phần vốn góp đó có thể trở thành thành viên công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp nhận. Hoặc có thể chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó theo quy định tại Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2020.
Trên đây là những thông tin xoay quanh thủ tục quyền tự do chuyển nhượng vốn. Để có thể hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về thủ tục quyền tự do chuyển nhượng vốn, quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng nhất.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: Legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn