Thực trạng hành vi sử dụng tác phẩm của người khác không xin phép hiện nay như thế nào? Quy định pháp luật liên quan đến sử dụng tác phẩm của người khác không xin phép? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói riêng và quyền tác giả nói chung ngày càng có xu hướng gia tăng. Thực trạng này tại Việt Nam diễn ra khá phổ biến và rộng rãi bởi tốc độ phát triển của công nghệ thông tin trên Internet với độ phủ sóng làm cho những hành vi xâm phạm quyền tác giả ngày càng trở nên phức tạp.
Quy định pháp luật liên quan đến sử dụng tác phẩm của người khác không xin phép như sau:
Sử dụng tác phẩm của người khác không xin phép được hiểu là việc sử dụng các tác phẩm được bảo vệ bởi pháp luật Sở hữu trí tuệ một cách trái phép, chưa có sự đồng ý của tác giả làm xâm phạm vào một số quyền độc quyền của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.
Theo quy định tại Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022) về những hành vi được xem là sử dụng tác phẩm của người khác không xin phép như sau:
- Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
- Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
- Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật.
Trường hợp sử dụng tác phẩm của người khác không xin phép sẽ bị xử lý như sau:
Theo Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. (Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi)
Theo Điều 12 Nghị định 131/2013/NĐ-CP: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. (Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số đối với hành vi)
Theo Điều 17 Nghị định 131/2013/NĐ-CP Hành vi xâm phạm quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định. (Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm đối với hành vi)
Theo Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ 2005(sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022) quy định thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ như sau:
- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.
- Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật.
Như vậy, thẩm quyền xử lý hành vi sử dụng tác phẩm của người khác không xin phép sẽ do cơ quan Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp tùy theo tính chất của vụ việc để xử lý.
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022) quy định trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm: Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình
Như vậy, trích dẫn tác phẩm của người khác vào tác phẩm của mình nhằm mục đích giới thiệu, bình luận thì không phải xin phép tác giả và phải đảm bảo không làm sai lệch ý tác giả.
Căn cứ Điều 26 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi khoản 7 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định về các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:
- Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng. Mức nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác và phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Cover bài hát là sử dụng tác phẩm của người khác và phải xin phép.
Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022) quy định trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:
- Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào.
Như vậy, trường hợp chuyển thể tác phẩm văn học thành kịch trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào thì không phải xin phép, tuy nhiên nếu nhằm mục đích thương mại hay mục đích khác thì phải xin phép tác giả.
Trên đây là những thông tin xoay quanh sử dụng tác phẩm của người khác không xin phép. Để có thể hỗ trợ được cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về sử dụng tác phẩm của người khác không xin phép, quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng nhất.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn