QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TÀI XẾ XE KHÁCH

Quy định pháp luật về tài xế xe khách hiện nay? Những điều cần lưu ý đối với tài xế xe khách. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu. 

Thực trạng về tài xế xe khách hiện nay

I. Thực trạng về tài xế xe khách hiện nay

Hiện nay, thực trạng về tài xế xe khách đang đặt ra nhiều thách thức và lo ngại. Một số tài xế thiếu kiến thức chuyên môn và kỹ năng lái xe an toàn, gây ra nhiều tai nạn giao thông. Ngoài ra, tình trạng lái xe quá thời gian, thiếu giấc ngủ cũng là vấn đề đáng lo ngại, ảnh hưởng đến sức khỏe của họ và sự an toàn của hành khách.

II. Tìm hiểu về tài xế xe khách

1. Tài xế xe khách là gì?

Tài xế xe khách là người điều khiển phương tiện vận tải hành khách, có nhiệm vụ chở khách đi lại giữa các địa điểm theo lịch trình đã được định trước.

2. Tài xế xe khách có cần ký hợp đồng với công ty vận tải không? Nếu công ty không ký hợp đồng với tài xế thì bị xử lý như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 13 Nghị định 10/2020 NĐ-CP quy định tài xế xe khách bắt buộc phải ký hợp đồng với công ty vận tải. 

Theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP:

-  Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên; giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng cho nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật Lao động; giao kết không đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:

- Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

- Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

- Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

- Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

- Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân, do đó, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Đồng thời, tại điểm a khoản 3 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động như sau:

"a) Buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động khi có hành vi giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên quy định tại khoản 1 Điều này;"

Như vậy, trường hợp công ty không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với tài xế thì công ty có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, mức xử phạt tùy thuộc vào số lượng người lao động mà công ty vi phạm, cụ thể được thực hiện theo như quy định trên. Ngoài việc bị phạt tiền công ty còn phải buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là phải tiến hành giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với những người làm từ đủ 01 tháng trở lên.

III. Quy định pháp luật về tài xế xe khách

1. Điều kiện để trở thành tài xế xe khách

Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông theo Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:

-Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Theo khoản 9 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về phân hạng giấy phép lái xe cơ giới đường bộ quy định theo quy định nêu trên thì người lái xe khách 29 chỗ cần có bằng lái xe hạng D.

2. Yêu cầu và kỹ năng cần phải có để đảm nhận công việc tài xế xe khách

Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về tuổi, sức khỏe của người lái xe như sau:

- Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:

+ Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);

+ Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);

-Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

- Đăng ký xe;

- Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008:

+ Căn cứ vào kiểu loại, công suất động cơ, tải trọng và công dụng của xe cơ giới, giấy phép lái xe được phân thành giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn.

+ Giấy phép lái xe không thời hạn bao gồm các hạng sau đây:

++ Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;

++ Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;

++ Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.

+ Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật được cấp giấy phép lái xe hạng A1.

+ Giấy phép lái xe có thời hạn gồm các hạng sau đây:

++ Hạng A4 cấp cho người lái máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg;

++ Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;

++ Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;

++ Hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2;

++ Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C;

++ Hạng E cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D;

++ Giấy phép lái xe hạng FB2, FD, FE cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng B2, D, E để lái các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng này khi kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa; hạng FC cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng C để lái các loại xe quy định cho hạng C khi kéo rơ moóc, đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc.

+ Giấy phép lái xe có giá trị sử dụng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và lãnh thổ của nước hoặc vùng lãnh thổ mà Việt Nam ký cam kết công nhận giấy phép lái xe của nhau.

- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 Luật Giao thông đường bộ 2008:

+ Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách.

+ Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

+ Xe ô tô và rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô tham gia giao thông đường bộ phải được kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi là kiểm định).

+ Người đứng đầu cơ sở đăng kiểm và người trực tiếp thực hiện việc kiểm định phải chịu trách nhiệm về việc xác nhận kết quả kiểm định.

+ Chủ phương tiện, người lái xe ô tô chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật của phương tiện theo tiêu chuẩn quy định khi tham gia giao thông đường bộ giữa hai kỳ kiểm định.

+ Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện, tiêu chuẩn và cấp giấy phép cho cơ sở đăng kiểm xe cơ giới; quy định và tổ chức thực hiện kiểm định xe cơ giới. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định và tổ chức kiểm định xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.

- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

3. Hồ sơ để trở thành tài xế xe khách gồm

Hồ sơ để trở thành tài xế xe khách gồm:

-Giấy tờ tùy thân:

+ Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (bản gốc và bản sao)

+ Hộ chiếu (nếu có)

+ Sổ hộ khẩu (bản gốc và bản sao)

-Giấy tờ liên quan đến lái xe:

+ Giấy phép lái xe hạng B1, B2, C hoặc D (tùy theo loại xe muốn lái)

+ Giấy chứng nhận đào tạo nghiệp vụ lái xe khách

+ Giấy khám sức khỏe lái xe (còn giá trị sử dụng)

-Giấy tờ khác:

+ Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của địa phương)

+ Đơn xin việc

+ Ảnh thẻ (3x4 hoặc 4x6)

+Các giấy tờ chứng minh kinh nghiệm lái xe (nếu có)

IV. Giải đáp các câu hỏi liên quan đến tài xế xe khách

1. Tài xế xe khách có cần phải đeo bảng tên không? Không đeo bảng tên có bị phạt tiền không?

Tài xế xe khách cần phải đeo bảng tên. Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, quy định xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ thì theo quy định trên tài xế xe khách không đeo bảng tên thì bị xử phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

2. Xe khách gây tai nạn giao thông, thì hãng xe khách hay tài xế sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại?

Trong trường hợp xe khách gây tai nạn giao thông, cả hãng xe khách và tài xế đều có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến tai nạn theo Điều 600, Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015: 

Hãng xe khách sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu:

- Tai nạn do lỗi của tài xế trong khi thực hiện công việc được giao (ví dụ: lái xe ẩu, lơ là, vi phạm luật giao thông...).

- Hãng xe khách không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đảm bảo an toàn cho hành khách (ví dụ: xe không đảm bảo an toàn kỹ thuật, tài xế không có đủ năng lực lái xe...).

- Hãng xe khách không có bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc cho chủ xe cơ giới.

Tài xế sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu:

+ Tai nạn do lỗi cố ý của tài xế (ví dụ: lái xe khi đang say rượu, sử dụng ma túy...).

+ Tài xế không thực hiện đúng các quy định về an toàn giao thông.

+ Tai nạn xảy ra khi tài xế sử dụng xe vào mục đích cá nhân, không phục vụ cho công việc của hãng xe khách.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, cả hãng xe khách và tài xế sẽ cùng chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo tỷ lệ phần trăm lỗi của mỗi bên.

3. Tài xế xe khách thực hiện vận chuyển có cần lệnh vận chuyển không?

Căn cứ theo điểm i khoản 5 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ trong trường hợp bạn là tài xế xe khách không có lệnh vận chuyển mà thực hiện việc vận chuyển hành khách thì bạn có thể sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, đồng thời sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 01 tháng tới 03 tháng, tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Không đánh số thứ tự ghế ngồi xe chở khách, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có bị phạt hành chính?

4. Không đánh số thứ tự ghế ngồi xe chở khách, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có bị phạt hành chính?

Hành vi không đánh số thứ tự ghế ngồi trên xe chở khách của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được quy định tại điểm e khoản 2 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 15 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) không đánh số thứ tự ghế ngồi trên xe chở khách, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.

5. Công ty kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng điện tử không gửi hóa đơn điện tử cho hành khách bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo điểm k khoản 7 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, điểm r khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ theo đó, đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng hợp đồng điện tử không thực hiện việc gửi hóa đơn điện tử thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 24.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải.

Như vậy, công ty kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng điện tử không thực hiện việc gửi hóa đơn điện tử thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 24.000.000 đồng

Trên đây là những thông tin xoay quanh đề tài tài xế xe khách. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về tài xế xe khách, Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.


CÔNG TY TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan