Quy định về an ninh mạng tại Việt Nam

Trong thời đại công nghệ 4.0 bùng nổ, tất cả mọi người từ già trẻ lớn bé đều phải học cách tiếp cận với các thiết bị thông minh đầy rắc rối và phức tạp. Việc không đủ kiến thức về không gian mạng khiến cho rất nhiều người trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo với những thủ đoạn tinh vi như gửi tin nhắn giả danh, sử dụng phần mềm chứa virus nhằm đánh cắp thông tin người dùng. Thậm chí, chúng còn tấn công vào các cơ quan nhà nước làm mất đi tính bảo mật của quốc gia, làm thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế và chính trị tại Việt Nam. Chính vì vậy, Việt Nam đã ban hành Luật An ninh mạng để xử lý những vấn đề này. NPLaw xin cung cấp thông tin đến các bạn độc giả những thông tin cơ bản quy định về an ninh mạng tại Việt Nam theo pháp luật hiện hành.

I. An ninh mạng là gì

Trước tiên, NPLaw sẽ giải thích khái niệm An ninh mạng như sau:

Căn cứ Khoản 1, Điều 2 Luật An ninh mạng 2018 thì:

"An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân."Như vậy có thể hiểu, những hoạt động của cá nhân tổ chức thực hiện trên không gian mạng không nhằm gây ra thiệt hại, ảnh hưởng quyền và lợi ích của quốc gia nói chung và cá nhân nói riêng thì được hiểu là an ninh mạng.

1. Ví dụ về an ninh mạng

Nếu khái niệm trên vẫn chưa giải đáp được thắc mắc của bạn thì NPLaw xin cung cấp ví dụ minh họa giúp bạn hiểu rõ hơn về an ninh mạng như sau:

Ông A đăng hình du lịch cùng gia đình lên mạng xã hội. Hành động của ông A nhằm mục đích chia sẻ thông tin với mọi người không gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bất kỳ cá nhân nào. Đây được hiểu là an ninh mạng.

Ông B nhận được tin nhắn từ ngân hàng X yêu cầu ông cung cấp mã OTP để đổi mật khẩu. Ông B nhập mã vào theo hướng dẫn thì tiền trong tài khoản bị mất toàn bộ. Như vậy, ông B đã trở thành nạn nhân của tội phạm mạng. Những kẻ lừa đảo đã giả danh ngân hàng X thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua công nghệ hiện đại. Hãy lưu ý cẩn thận để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

II. Thực trạng an ninh mạng hiện nay

Vậy thực trạng an ninh mạng tại Việt Nam hiện nay ra sao? NPLaw xin thông tin đến bạn như sau:

Hiện nay, tin tặc tấn công mạng bằng mã độc hay link độc nhằm chiếm quyền điều khiển, nhằm đánh cắp dữ liệu cá nhân, dữ liệu khách hàng, thông tin tài liệu bí mật nhà nước,…. Mục tiêu tấn công là các cơ quan nhà nước, tập đoàn kinh tế lớn vì ở đó có nhiều thông tin quan trọng và giá trị tài sản lớn. 

Hình thức phổ biến nhất các tội phạm mạng thường sử dụng là tuyển nhân viên nhưng phải chuyển trước một khoản tiền phí nhằm chiếm đoạt số tiền đặt cọc ban đầu mà người dân đã chuyển. Các đối tượng sẽ mạo danh cán bộ(Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án,…) gọi điện thông báo nạn nhân bị kiện, yêu cầu khai báo thông tin tài khoản, mật khẩu ngân hàng trên trang thông tin giả mạo, từ đó thu thập thông tin, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân. Thực hiện “giao dịch giả” để chiếm đoạt tiền của người mua hàng trên mạng xã hội.Việt Nam đã ban hành Luật An ninh mạng 2018 nhằm đưa ra các khái niệm, các cơ chế hoạt động, các chế tài xử lý vi phạm nhằm giảm sự hoành hành của tội phạm và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các cá nhân tổ chức.

Mặc dù, các cơ quan chức năng đã cảnh báo về nguy cơ bị chiếm đoạt thông tin, tài liệu, song người dùng lại chủ quan, thiếu kiến thức, ý thức bảo mật nên tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng thực hiện các hành vi bất hợp pháp của mình.

III. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của an ninh mạng

NPLaw cung cấp thông tin về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của an ninh mạng:

  • Chức năng: Luật An ninh mạng trực tiếp bảo vệ quyền con người như: Quyền sống, quyền tự do cá nhân; quyền bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ; Quyền bảo mật thông tin hoặc thư tín; bảo đảm danh dự hay uy tín cá nhân; Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo, tự do ngôn luận của công dân.
  • Nhiệm vụ: An ninh mạng thực hiện nhiệm vụ đảm bảo dữ liệu kỹ thuật số trên không gian mạng nằm ngoài sự truy cập, tấn công và phá hủy bất hợp pháp.
  • Quyền hạn: Các cá nhân được lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng bảo vệ được trao quyền thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh mạng, xử lý các hành vi vi phạm để đảm bảo chức năng của an ninh mạng được phát huy tối đa.

IV. Tại sao an ninh mạng lại quan trọng

NPLaw sẽ giúp bạn hiểu tại sao an ninh mạng lại quan trọng trong thời đại công nghệ hiện nay.

Các cuộc tấn công mạng có thể dẫn đến thiệt hại nặng nề trong lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là khi nạn nhân là ngân hàng, bệnh viện, cơ quan trọng yếu của Việt Nam. Điều này có thể dẫn đến những thiệt hại cho xã hội số thay vì hỗ trợ sự phát triển. Các mối đe dọa trên mạng đang gia tăng nhanh chóng, các hình thức lừa đảo ngày càng đa dạng và tinh vi hơn. Ngày càng nhiều người trở thành nạn nhân của việc bị đánh cắp thông tin, thậm chí là tài sản cá nhân. 

Tác động của các cuộc xâm nhập có thể khiến các tổ chức phải dừng hoạt động, đôi khi phải dành thời gian để phục hồi làm chậm sự phát triển của xã hội. 

V. Nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng

NPLaw xin thông tin đến bạn về nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng theo Điều 4 Luật An ninh mạng 2018 sau đây:

Phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội;Chủ động ngăn chặn, xử lý mọi hoạt động xâm phạm an ninh mạng;

Thường xuyên kiểm tra, giám sát, kịp thời ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng.

VI. Các hành vị bị nghiêm cấm về an ninh mạng

Hành vi như thế nào thì bị nghiêm cấm trên mạng, NPLaw chia sẻ với bạn theo Điều 8 Luật An ninh mạng 2018 như sau:

Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây:

  • Đăng tải, phát tán thông tin sai lệch, ảnh hưởng danh dự nhân phẩm của cá nhân tổ chức. Tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng Internet; vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ trên không gian mạng; giả mạo thông tin cá nhân nhằm mục đích mua bán và chiếm đoạt tài sản.
  • Thực hiện các hành vi xuyên tạc, chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các khối đại đoàn kết dân tộc.
  • Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng;

Trước khi thực hiện hãy lưu ý để bản thân không trở thành nạn nhân hoặc vô tình trở thành tội phạm mạng.

VII. Các biện pháp bảo vệ an ninh mạng

Pháp luật Việt Nam đã đề ra các biện pháp nhằm bảo vệ an ninh mạng tại Điều 5 Luật An ninh mạng 2018 như sau:

  • Thẩm định, Đánh giá điều kiện, kiểm tra, giám sát, Ứng phó, đấu tranh, bảo vệ khắc phục sự cố an ninh mạng;
  • Yêu cầu xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian mạng;
  • Phong tỏa, hạn chế hoạt động, đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, thu hồi tên miền theo quy định của pháp luật;
  • Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;

Trên đây là các thông tin cần thiết mà NPLaw cung cấp để trả lời cho câu hỏi mà nhiều người thường thắc mắc. Nếu cảm thấy những thông tin trên vẫn còn gây khó khăn vướng mắc cho bạn, hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi sẽ tư vấn sâu hơn thông qua tư vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại, email về các vấn đề pháp lý liên quan. Với phương châm “Lợi ích của bạn – Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi”, NPLaw nỗ lực trở thành đôi cánh đồng hành cùng sự thành công của khách hàng. Sự tin tưởng hôm nay của khách hàng sẽ là nền tảng giúp NPLaw phát triển hơn trong tương lai.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan