Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay và nhận được nhiều sự quan tâm của người dân. Ô nhiễm môi trường đất là một trong những vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Trách nhiệm bảo vệ môi trường đất đến từ nhiều chủ thể, trong đó có doanh nghiệp.
Vậy quy định về bảo vệ môi trường đất của doanh nghiệp hiện nay được pháp luật quy định như thế nào? Sau đây, NPLAW sẽ giải đáp thắc mắc cho quý khách hàng.
Đất hay còn được gọi là thổ nhưỡng là lớp ngoài cùng của thạch quyển. Đất bị biến đổi tự nhiên dưới tác động của những nhân tố môi trường khác như không khí, nước, sinh vật.
Đất là 1 bộ phận quan trọng trong hệ sinh thái. Môi trường đất đóng vai trò quan trọng trong đời sống. Đây là nơi nuôi dưỡng các loại cây, sinh vật… Và trong đó có con người, đất là nơi không gian thích hợp để con người trồng trọt, xây dựng nhà ở và các công trình khác.
Ô nhiễm môi trường đất tiếng Anh là soil environmental pollution. Ô nhiễm môi trường đất là sự thay đổi trong đất, do tiếp xúc với chất thải rắn, chất thải lỏng, hóa chất… làm cho đất bị suy thoái. Các chất độc hại do chúng ta thải ra như các chất hóa học, thuốc trừ sâu, các chất từ các nhà máy hay chính rác thải của cong người thải ra mà không qua khâu xử lý.
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất do nhiều yếu tố tác động, có thể từ tự nhiên và do con người.
Khoản 1 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định: “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân”. Trong tình hình kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao như hiện nay, nhờ các chính sách mở cửa đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, lớn mạnh của các doanh nghiệp. Nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, nhiều nhà máy, công trình đã và đang mọc lên trên mọi miền đất nước. Vì vậy, trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp là vô cùng quan trọng
Các biện pháp bảo vệ môi trường đất của doanh nghiệp bao gồm:
Hiện nay, tổng diện tích đất tự nhiên của nước ta là hơn 33 triệu ha. Trong đó, có 68,83% tức khoảng hơn 22 triệu ha đất đang được sử dụng. Còn lại hơn 10 triệu ha, khoảng 33,04% tổng diện tích đất chưa sử dụng. Diện tích đất nông nghiệp là khoảng 7 triệu ha. Việt Nam ta nằm trong vùng nhiệt đới mưa nhiều và tập trung. Do đó quá trình khoáng hóa thoái hóa đất đồi núi (3/4 diện tích nước ta là núi) diễn ra thường xuyên. Đất sau khi bị thoái hóa khó quay lại màu mỡ như ban đầu.
Trong những năm gần đây, dấu hiệu ô nhiễm môi trường đất ngày càng lan rộng và nghiêm trọng hơn, trong đó một trong những nguyên nhân đến từ phía doanh nghiệp tại các khu công nghiệp.
Hình ảnh thực trạng ô nhiễm môi trường đất Tại Hà Nội, ô nhiễm đất chủ yếu là do hàm lượng cao các kim loại nặng cao sản xuất công nghiệp. Nổi bật như Khu công nghiệp An Khánh, Tam Hiệp – Thanh Trì, khu đô thị Nam Thăng Long, làng nghề dệt vải Hà Đông… Tại Tp Hồ Chí Minh cũng không mấy khả quan. Nguyên nhân là do các chất thải đô thị và hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật quá lớn. Điển hình như ở Hóc Môn, bình quân một vụ rau sẽ phun 10 – 25 lần thuốc bảo vệ thực vật. Các khu công nghiệp tại đây mỗi ngày đã thải ra hơn 600 nghìn m3 nước thải.
Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đất có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo theo Điều 24 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Trong đó mức phạt tiền cao nhất có thể lên đến 150.000.000đ.
Ngoài ra, nếu vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đất đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây ô nhiễm môi trường theo tại Điều 235 Bộ luật Hình sự 2015. Theo đó, đối với pháp nhân thương mại thì có thể bị đình chỉ vĩnh viễn nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015.
Việc xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải được tiến hành khách quan, công bằng, đúng pháp luật; căn cứ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và mức độ vi phạm của các hành vi gây ô nhiễm môi trường, bao gồm: Hành vi chôn lấp, thải vào đất, môi trường nước các chất gây ô nhiễm ở thể lỏng, rắn, bùn không đúng quy định làm môi trường đất, nước, không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh.
Các yếu tố xác định mức độ vi phạm của hành vi gây ô nhiễm môi trường đất gồm: Số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, nước ngầm, nước biển, không khí xung quanh và môi trường đất của các thông số môi trường do các hành vi này gây ra.
Thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường được xác định trên cơ sở kết quả quan trắc thông số môi trường đó đối chiếu với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường tương ứng được thực hiện bởi đơn vị có giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
Vấn đề gây ô nhiễm môi trường đất là vấn đề phức tạp, có nhiều nội dung tranh chấp. Quý khách hàng nên liên hệ Luật sư để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất.
NPLAW là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan vấn đề ô nhiễm môi trường đất. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về môi trường đất, Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn