Bổ sung tài sản trên đất là một hoạt động đăng ký quyền sở hữu liên quan đến bất động sản nhận được nhiều quan tâm của đa số các chủ thể trong xã hội. Để hiểu hơn về trường hợp, thủ tục bổ sung tài sản trên đất, NPLaw xin gửi đến Quý độc giả bài viết làm rõ các thông tin pháp lý cần thiết về bổ sung tài sản trên đất.
Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất luôn là các tài sản có giá trị lớn, nhận được nhiều sự quan tâm, cân nhắc của các chủ thể trong xã hội, bao gồm cả cá nhân và tổ chức. Chính vì vậy, có bất kỳ biến động tăng lên của tài sản với đất, các chủ thể vô cùng quan tâm và khẩn trương thực hiện các thủ tục đăng ký bổ sung tài sản trên đất. Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, … người dân có tỷ lệ đăng ký bổ sung tài sản trên đất cũng như thực hiện các thủ tục về đất đai lớn hơn rất nhiều so với các tỉnh thành khác. Điều này thể hiện sự quan tâm vô cùng lớn của các chủ thể trong xã hội đến việc bổ sung tài sản trên đất hiện nay.
Bổ sung tài sản trên đất được hiểu là một trong các hình thức đăng ký bổ sung quyền sở hữu tài sản trên đất theo quy định pháp luật trong trường hợp cá nhân, tổ chức đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng có sự biến động về tài sản trên đất, thông thường là sự tăng lên về tài sản. Thông qua hoạt động bổ sung tài sản trên đất, người có quyền sở hữu hợp pháp đối với nhà ở, công trình trên đất hoặc tài sản gắn liền với đất có thể bổ sung khác được pháp luật thừa nhận và bảo vệ quyền sở hữu một cách hợp pháp.
Các trường hợp phải đăng ký bổ sung tài sản trên đất được quy định tại khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai năm 2013 như sau:
“4. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:
…
d) Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký;”
Như vậy, pháp luật đã quy định cụ thể về trường hợp phải đăng ký bổ sung tài sản trên đất khi có thay đổi về tài sản gắn liền với đất đã đăng ký.
3. Tài sản gắn liền với đất được phép bổ sung gồm những loại nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 104 Luật Đất đai năm 2013 như sau: “1. Tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm có tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.
Như vậy, các loại tài sản gắn liền với đất được phép bổ sung bao gồm nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, sửa đổi bởi Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định về hồ sơ đăng ký bổ sung tài sản trên đất gồm các tài liệu sau:
“...
3. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với tài sản gắn liền với đất; đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận gồm có:
a) Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04a/ĐK;
b) Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
Trường hợp chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trên đất nông nghiệp mà chủ sở hữu công trình không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 32 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hoặc công trình được miễn giấy phép xây dựng thì chủ sở hữu công trình nộp hồ sơ thiết kế xây dựng của công trình đó theo quy định của pháp luật về xây dựng. Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước đối với loại tài sản đó theo quy định tại Điểm đ Khoản 3 Điều 70 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP cùng với hồ sơ thiết kế xây dựng của công trình.
c) Sơ đồ về tài sản gắn liền với đất (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã có sơ đồ tài sản phù hợp với hiện trạng);
d) Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp chứng nhận bổ sung quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
đ) Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về tài sản gắn liền với đất (nếu có);
e) Văn bản chấp thuận của người sử dụng đất đồng ý cho xây dựng công trình đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật và bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp chủ sở hữu công trình không đồng thời là người sử dụng đất”.
Như vậy để đăng ký bổ sung tài sản trên đất vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ các giấy tờ theo hướng dẫn nêu trên.
Về thủ tục đăng ký bổ sung tài sản trên đất vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP và Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP gồm các bước như sau:
Bước 01: Người yêu cầu bổ sung tài sản trên đất vào Giấy chứng nhận nộp một bộ hồ sơ theo quy định.
+ Nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện, .
+ Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã (xã, phường, thị trấn) nếu có nhu cầu.
Bước 02: Cơ quan có thẩm quyền xem xét, hoàn tất thủ tục đăng ký bổ sung tài sản trên đất:
+ Không quá 10 ngày, riêng đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày.
+ Thời gian được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP sửa đổi bởi Khoản 19 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 08/02/2021 như sau:
“2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản khác gắn liền với đất; cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận là Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
Căn cứ điều kiện cụ thể tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chế tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản khác gắn liền với đất; cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận đảm bảo thời gian theo quy định của pháp luật, công khai các thủ tục hành chính và việc lựa chọn địa điểm nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai, một trong các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai trên địa bàn cấp tỉnh hoặc địa điểm theo nhu cầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Đối với trường hợp Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản khác gắn liền với đất; cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận theo nhu cầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì thời gian, địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục được thực hiện theo thỏa thuận giữa người có nhu cầu và Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nhưng không quá thời gian thực hiện thủ tục do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
Đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện tiếp nhận hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có nhu cầu nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Trường hợp đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai”.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ bổ sung tài sản trên đất là Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Theo quy định tại Điều 31 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khi bổ sung tài sản trên đất phải chứng minh quyền sở hữu tài sản trên đất đó, cụ thể như sau:
“Chủ sở hữu nhà ở thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở và có giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp về nhà ở thì được chứng nhận quyền sở hữu theo quy định sau đây:…”
Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được bổ sung bởi Khoản 22 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 03/03/2017, công trình xây dựng không phải là nhà ở trên đất phải được chính minh quyền sở hữu công trình bởi các loại giấy tờ tùy thuộc vào chủ sở hữu, như giấy phép xây dựng, giấy tờ mua bán, tặng cho, thừa kế…
Như vậy, để được ghi nhận bổ sung tài sản trên đất, người yêu cầu bổ sung cần chứng minh quyền sở hữu tài sản trên đất đó.
Căn cứ khoản 2, khoản 4 Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định thời hạn giải quyết hồ sơ bổ sung tài sản trên đất như sau:
“2. Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận được quy định như sau:
d) Đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp trúng đấu giá quyền sử dụng đất; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để thi hành án; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức, chuyển đổi công ty; thỏa thuận hợp nhất hoặc phân chia quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, của vợ và chồng, nhóm người sử dụng đất là không quá 10 ngày;…
4. Thời gian quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng loại thủ tục quy định tại Điều này được tăng thêm 10 ngày, trừ thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai.”
Như vậy, thời hạn giải quyết bổ sung tài sản trên đất được pháp luật quy định cụ thể, không quá 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Trên thực tế, Quý khách hàng hoàn toàn có thể tự mình thực hiện thủ bổ sung tài sản trên đất. Tuy nhiên, đa phần khách hàng mong muốn sự chính xác và giải quyết nhanh chóng vấn đề pháp lý của mình. Hiểu được nhu cầu quyết định bổ sung tài sản trên đất của Quý Khách hàng, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các vấn đề về bổ sung tài sản trên đất. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn